top of page

Forum Posts

Labnotes123
Dec 5, 2022
In Vi sinh & Ký sinh trùng
1. Tổng quan về sốt do Dengue virus Dengue virus là virus do muỗi truyền, gồm có 4 type khác nhau: DEN 1, 2, 3, 4. Mỗi type Dengue virus có thể gây ra các mức độ biểu hiện lâm sàng khác nhau. Khi nhiễm Dengue virus cơ thể sinh ra các kháng thể đặc hiệu với từng type cụ thể, và kháng thể tồn tại suốt đời. Sốt Dengue rất khó phân biệt với sốt do cúm, và với các tác nhân khác (sốt rét, sốt vàng, sốt do chikungunya virus), đặc biệt ở trong giai đoạn đầu. Do đó, xét nghiệm máu là phương pháp tin cậy, nhanh chóng để xác định nguyên nhân. Trong đó, phương pháp test nhanh được sử dụng như một xét nghiệm để kiểm tra sàng lọc sơ bộ ban đầu, hỗ trợ chẩn đoán nhiễm Dengue virus. Ngoài ra, các phương pháp ELISA, PCR có độ nhạy và độ đặc hiệu cao phương pháp test nhanh trong xét nghiệm Dengue virus. 2. Hướng dẫn biện luận xét nghiệm Dengue virus 2.1. Sốt Dengue nguyên phát (primary infection) – lần đầu nhiễm Dengue virus - NS1 và RNA-PCR xuất hiện sớm nhất trong huyết thanh của người bệnh, có vai trò chẩn đoán sớm nhiễm Dengue virus. NS1 và PCR có thể xuất hiện trong 5 ngày đầu kể từ khi có triệu chứng sốt, một số trường hợp có thể tồn tại đến ngày thứ 9. - Kháng thể IgM xuất hiện sớm ngay sau NS1, và cũng giảm nhanh chóng trong huyết thanh, chỉ có thể phát hiện trong giữa ngày 3 và ngày 7, sau đó nồng độ kháng thể giảm dần về mức xét nghiệm có thể không phát hiện được, vẫn tồn tại trong máu trong 30 – 60 ngày. - Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn IgM, bắt đầu vào ngày thứ 7, đạt đỉnh sau 14 – 21 ngày và tồn tại suốt đời. 2.2. Sốt Dengue thứ phát (secondary infection) – tái nhiễm Dengue virus - NS1 cũng xuất hiện sớm trong 5 ngày đầu kể từ khi có triệu chứng, sau đó giảm dần. - Ở lần tái nhiễm thứ 2, kháng thể IgG xuất hiện sớm và xuất hiện trước IgM kể từ khi có triệu chứng. Cần chú ý rằng có “Khoảng trống chẩn đoán” thường rơi xung quanh ngày thứ 5, tức là với phương pháp xét nghiệm này không phát hiện ra NS1, hay kháng thể IgG, IgM. Do đó, nên lấy lại mẫu xét nghiệm lần hai sau 10 – 14 ngày khi nồng độ kháng thể bắt đầu đạt đỉnh. Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: 1. Hướng dẫn sử dụng Onsite Dengue IgG/IgM/NS1Ag combo rapid test 2. Dr. Konstanze Stiba, Reliably recognizing dengue at any time, cập nhật ngày 28.07.2015, truy cập ngày 05.12.2022. 3. Dengue, Queensland Health Guidelines for Public Health Units, cập nhật tháng 01/2017, truy cập ngày 05.12.2022. Địa chỉ mua sách của Labnotes123:https://labnotes123.wixsite.com/medical/shop
BIỆN LUẬN XÉT NGHIỆM HUYẾT THANH HỌC DENGUE VIRUS BẰNG PHƯƠNG PHÁP TEST NHANH content media
0
0
1k
Labnotes123
Nov 18, 2022
In Chất lượng xét nghiệm
Chương trình hội thảo: ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM Thời gian: từ 8h45- 12h ngày 19 tháng 11 năm 2022. Link tham dự: https://us06web.zoom.us/j/81383769836?pwd=Y3Y2aXRXQjBtVzVXeDVXdVpGaWRwdz09 ID cuộc họp: 813 8376 9836 Mật mã: 587276
SỰ KIỆN - ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG PHÒNG XÉT NGHIỆM content media
0
0
230
Labnotes123
Nov 16, 2022
In Hóa sinh
Trong bài báo gần nhất 1/11/2022 của Hội hóa sinh Mỹ công bố: Trước đây công thức FRIEDEWALD vẫn đang dùng LDL (mmol/L) = Choles - (HDL + Tri/2.2). Tuy nhiên, nhược điểm của nó là chỉ áp dụng khi nồng độ tri < 4.5 mmol/L. Do đó, khi nồng độ Tri > 4.5 mmol/L sẽ ước tính thấp hơn nồng độ LDL-C thực tế. Năm 2019, công thức ước tính LDL-C của Martin đã được Hội tim mạch Mỹ và Đại học tim mạch Mỹ khuyến nghị ưu tiên sử dụng công thức ước tính của Martin khi LDL-C ở nồng độ thấp và triglyceride ở nồng độ cao. Cụ thể, để áp dụng công thức này thì điều kiện: LDL-C > 0.5 mmol/L và Triglyceride < 9.0 mmol/L. Công thức như hình dưới: Trong công thức này, có sử dụng thêm 1 chỉ số non-HDL. Đây là một chỉ số đang được các hội tim mạch khuyến cáo đưa vào sử dụng. Chỉ số này cũng dễ dàng tính toán được dựa vào nồng độ cholesterol toàn phần và HDL-C (những thông số dễ dàng được định lượng tại các PXN). non-HDL = cholesterol total - HDL-C Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: The Skinny on Lipid Reporting, https://www.aacc.org/cln/articles/2022/november/the-skinny-on-lipid-reporting, cập nhật ngày 01/11/2022, truy cập ngày 16/11/2022. Địa chỉ mua sách của Labnotes123:https://labnotes123.wixsite.com/medical/shop
CÔNG THỨC ƯỚC TÍNH NỒNG ĐỘ LDL-C KHI TRIGLYCERIDE CAO HƠN 4.5 mmol/L. content media
0
1
5k
Labnotes123
Dec 31, 2020
In Chất lượng xét nghiệm
Ngoại kiểm tra chất lượng (EQA) và Kiểm tra thành thạo (PT) là những công cụ quan trọng trong quá trình cải tiến chất lượng xét nghiệm. Chúng cung cấp bằng chứng khách quan về năng lực của phòng xét nghiệm cho cán bộ quản lý, cơ quan công nhận và cơ quan quản lý. Các chương trình EQA / PT truyền thống có xu hướng chỉ giải quyết quá trình phân tích (quy trình kiểm tra), nhưng một số chương trình cải tiến gần đây đã được giới thiệu để đánh giá cả hoạt động trước và sau phân tích của phòng xét nghiệm. Để lựa chọn được một chương trình EQA/PT phù hợp thì cần cân nhắc những yếu tố sau: (1) Các mẫu ngoại kiểm có giống như mẫu bệnh nhân không (2) Các giá trị tham chiếu có thể theo dõi, (3) Phương pháp xét nghiệm cần so sánh cũng có trong nhóm tương đương (peer group) (4) Kích thước của nhóm tương đương (size of peer group) đủ lớn và có ý nghĩa về mặt thống kê (5) Các báo cáo ngoại kiểm thời gian trả về nhanh chóng, dễ dàng phân tích và cung cấp những thông tin hữu ích phản ánh chất lượng và tồn tại của phòng xét nghiệm Việc đánh giá, phân tích cẩn thận một kết quả báo cáo EQA / PT trả về, cùng với việc theo dõi, giám sát toàn bộ các báo cáo là một vấn đề thách thức đối với các phòng xét nghiệm. Cũng cần lưu ý rằng mỗi chương trình EQA / PT đều có một số hạn chế nhất định của nó và việc chỉ sử dụng mỗi EQA / PT làm phương tiện đánh giá chất lượng sẽ không phát hiện hết những tồn tại của phòng xét nghiệm. Do đó, cần phải nhấn mạnh rằng phòng xét nghiệm cần phối hợp giữa nội kiểm tra chất lượng (IQC), EQA / PT và các công cụ khác để giám sát và cải thiện chất lượng trong chẩn đoán trong phòng xét nghiệm. Với kinh nghiệm hơn 40 năm, chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad được xem là chương trình ngoại kiểm tra dẫn đầu thế giới. Chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad cung cấp cho phòng xét nghiệm những đánh giá độc lập và tin cậy phản ánh đúng thực trạng của các phòng xét nghiệm tham gia. EQAS là một chương trình ngoại kiểm hàng đầu trên thế giới, các phòng xét nghiệm thành viên đến từ hơn 110 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad đã đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17043:2010 về Đánh giá sự phù hợp và yêu cầu chung với thử nghiệm thành thạo. Khi tham gia chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad, phòng xét nghiệm sẽ nhận được 12 mẫu ngoại kiểm chất lượng cao cho một chu kỳ (ngoại trừ chương trình ngoại kiểm huyết học và nhóm máu). Các chất phân tích nằm ở cả mức bình thường lẫn mức cao. Danh mục các chất phân tích tham gia ngoại kiểm EQAS rất đầy đủ và toàn diện, nhờ đó mà các phòng xét nghiệm hoàn toàn có thể lựa chọn được cho mình một chương trình phù hợp, kể cả là phòng xét nghiệm lâm sàng lẫn các phòng xét nghiệm chuyên sâu về ngân hàng máu. Sau thực hiện và gửi kết quả tới trung tâm ngoại kiểm EQAS Bio-Rad, phòng xét nghiệm sẽ nhận về báo cáo phân tích. Các báo cáo của EQAS Bio-Rad được thiết kế vô cùng thông minh, dễ dàng cho việc phân tích, từ các thông tin thu được rất hữu dụng để phòng xét nghiệm sử dụng cho việc cải tiến chất lượng. Phòng xét nghiệm có thể nhận báo cáo ngoại kiểm linh hoạt trên phiên bản online ở máy tính hoặc trên smart phone. Dưới đây là sơ đồ hoá các công việc chính trong chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad: Một số báo cáo trong chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad Với 12 mẫu phân tích mà phòng xét nghiệm nhận về và gửi kết quả, thì tương ứng với đó là 12 báo cáo Sample Report và 1 báo cáo cuối kỳ End-of-cycle Report. Các thông tin trong báo cáo được thiết kế một cách trực quan, dễ dàng để đọc và phân tích. Sau khi gửi kết quả phân tích tới trung tâm ngoại kiểm EQAS Bio-Rad, chỉ trong 3 ngày sau, phòng xét nghiệm đã có thể nhận về báo cáo Sample Report. Các chương trình ngoại kiểm EQAS Bio-Rad - Chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm khí máu (Blood Gas Program) - Chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm nhóm máu (Blood Typing Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm tim mạch (Cardiac Markera Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm hoá sinh lâm sàng (Clinical Chemistry Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm đông máu (Coagultion Program) - Chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm Ethanol và Ammonia - Chương trình ngoại kiểm huyết học (Hematology Program) - Chương trình ngoại kiểm cho huyết sắc tố (Hemoglobin Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm HIV/HBV - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm miễn dịch (Immunoassay Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm mỡ máu (Lipids Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm protein huyết thanh (Serum Proteins Program) - Chương trình ngoại kiểm cho Treponema pallidum và Trypanosoma cruzi - Chương trình ngoại kiểm cho các thuốc điều trị (Therapeutic Drug Monitoring Program) - Chương trình ngoại kiểm cho các xét nghiệm ToRCH, EBV, MuMZ - Chương trình ngoại kiểm cho xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu và soi cặn nước tiểu - Chương trình ngoại kiểm cho các chất phân tích trong nước tiểu (Urine Chemistry Program) Tác giả: Lê Văn Công – Quản trị viên diễn đàn Labnotes123 Nguồn tham khảo: 1. https://www.biochemia-medica.com/en/journal/20/2/10.11613/BM.2010.019 2. https://www.qcnet.com/EQAS/EQASGateway/tabid/7636/Default.aspx
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM EQAS ĐẾN TỪ BIO-RAD
 content media
0
17
415
Labnotes123
Oct 31, 2020
In Hóa sinh
Bài viết này giúp bạn biết được mối liên hệ giữa chỉ số Ure và BUN. Trong bài viết sau, tôi sẽ giới thiệu tới cách sử dụng tỷ số BUN/Creatinine để giúp định hướng nguyên nhân tăng ure máu, cũng như phân loại các tổn thương thận (trước, sau và tại thận). Các bạn mua sách rồi, có thể đọc ở trang 119-124, và được phân tích chi tiết từ trang 187 - 197. Xác định nồng độ ure trong máu được dùng để đánh giá chức năng thận hoặc đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn. Nồng độ ure trong máu còn được biểu thị dưới dạng BUN (blood ure nitrogen), điều này là do phương pháp cũ chỉ xác định nitơ trong ure. Trọng lượng phân tử của ure là 60, trọng lượng của nitơ trong ure là 28, mối quan hệ giữa ure và BUN là 60/28 ≈ 2.14. Do đó, có thể chuyển đổi qua lại giữa ure và BUN thông qua hệ số 2.14. Ngày nay, đã có thể định lượng được ure, tuy nhiên một số tài liệu trước đây hướng dẫn đánh giá xét nghiệm chức năng thận dựa vào chỉ số BUN, bằng cách chuyển đổi từ ure sang BUN, ta vẫn có thể sử dụng các hướng dẫn đó, BUN = ure/2.14 P/S: Do đó, các bạn nên chú ý, một số đơn vị vẫn thể hiện chỉ số BUN trên phiếu kết quả. Nhưng kiểm tra xem giá trị của chỉ số BUN đã được tính toán lại chưa, nếu ko kết quả đó là kết quả phân tích ure, mà chưa có bước tính toán lại, điều đó là chưa đúng. Bằng cách cài đặt thêm hệ số 2.14 thì kết quả BUN có thể đc trả tự động, và đúng bản chất là chỉ số BUN. Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: Phân tích xét nghiệm hoá sinh lâm sàng tập 1 - Lê Văn Công
MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHỈ SỐ BUN VÀ URE. content media
0
20
594
Labnotes123
Oct 31, 2020
In Hóa sinh
Đái tháo đường type 1 có đặc điểm là tụy sản xuất không đủ insulin, do quá trình tự miễn (quá mẫn loại IV), các tế bào lympho T của cơ thể tấn công tế bào beta đảo tụy. Khi insulin giảm hoặc không tiết ra nữa, khiến glucose không vào được tế bào và tăng cao trong máu. Khoảng 50% người đái tháo đường type 1 có liên quan tới bất thường gene mã hóa phân tử MHC (major histocompatibility complex), chúng là các phân tử kháng nguyên bạch cầu người HLA (human leukocytes antigen). Có hai loại MHC, đó là MHC lớp I và MHC lớp II. Các phân tử MHC có vai trò nhận biết các kháng nguyên lạ, các protein bất thường, rồi trình diện chúng lên bề mặt tế bào (lympho T, lympho B, đại thực bào). Bệnh đái tháo đường type 1 gặp bất thường về gene mã hóa phân tử MHC lớp II (thường là 2 allel HLA-DR3 và HLA-DR4), các phân tử MHC lớp II gắn với tế bào beta đảo tụy (coi tế bào beta đảo tụy như yếu tố lạ), hoạt hóa tế bào lympho T-CD4, từ đó phá hủy tế bào beta. Bệnh nhân nhân đái tháo đường type 1 có bất thường về gene HLA-DR3 và HLA-DR4, thường khởi phát bệnh từ lúc trẻ với 4 triệu chứng lâm sàng điển hình là: ăn nhiều, gầy nhiều, uống nhiều và tiểu nhiều. Mặc dù có nhiều glucose trong máu, nhưng chúng lại không vào được các tế bào (mô cơ, mô mỡ), khiến các tế bào luôn ở tình trạng thiếu năng lượng (năng lượng trong tế bào chủ yếu từ chuyển hóa glucose). Để đáp ứng với tình trạng thiếu năng lượng, mô mỡ và mô cơ bắt đầu phân giải lipid và protein để tạo năng lượng. Cơ chế tạo năng lượng thay thế này làm bệnh nhân giảm cân nhanh chóng, khiến bệnh nhân gầy nhiều. Do nhu cầu năng lượng tăng lên, khiến bệnh nhân luôn có cảm giác đói và ăn nhiều. Khi glucose trong máu cao, đi tới thận sẽ vượt quá ngưỡng tái hấp thu của ống lượn gần (~10 mmol/L), một số glucose không được tái hấp thu sẽ xuất hiện trong nước tiểu. Vì glucose làm tăng áp lực thẩm thấu trong ống thận, nên nước có xu hướng đi vào ống thận, do đó làm tăng lượng nước tiểu, làm bệnh nhân tiểu nhiều. Vì bệnh nhân đi tiểu nhiều nên có tình trạng mất nước, làm họ luôn cảm thấy khát và uống nhiều nước. Một biến chứng nguy hiểm trong bệnh đái tháo đường type 1 là tình trạng nhiễm toan ketone (DKA, diabetic ketoacidosis). Cơ chế của DKA liên quan tới sự tăng phân giải lipid của mô mỡ. Khi phân giải lipid tạo ra các acid béo tự do, các acid béo tự do trở về gan, được gan chuyển thành thể ketone (gồm acetoacetic acid, β-hydroxybutyric acid và acetone). Các thể ketone này đi vào máu tới các tế bào để tạo năng lượng. Tuy nhiên, khi lượng ketone tạo ra nhiều, làm cho máu trở nên acid (pH máu giảm), gây ra tình trạng nhiễm toan ketone. Khi pH máu giảm, cơ thể dùng hệ đệm bicarbonate (HCO−3/H2CO3) để trung hòa acid, HCO−3 sẽ phản ứng với H+ của acid để tạo thành H2O và CO2, rồi được thở ra ngoài. Khi pH <7.2 bệnh nhân có kiểu thở sâu và nhanh, được gọi kiểu thở Kussmaul, nhằm làm giảm acid trong máu bằng cách cố gắng đẩy nhiều khí CO2 ra ngoài. Vì trung hòa lượng lớn H+ trong máu, khiến lượng HCO−3 trong máu giảm đi. Các thể ketone như acetoacetic acid, β-hydroxybutyric acid có thể thoái giáng thành acetone dạng khí, thấm vào phổi và thở ra ngoài, làm cho hơi thở bệnh nhân có mùi trái cây chín (fruity breath). Cần chú ý rằng, sau điều trị DKA lẽ ra nồng độ ketone trong huyết thanh và nước tiểu phải giảm xuống, nhưng một số trường hợp kết quả xét nghiệm lại tăng lên. Sự tăng giả tạo này là do hạn chế của phương pháp xét nghiệm ketone trong máu và nước tiểu sử dụng nitroprusside. Nitroprusside chỉ có thể phát hiện được acetoacetate mà không phát hiện được β-hydroxybutyrate. (xem lại chương 1) Khi chưa điều trị DKA, sự thoái hóa acid béo trong gan sẽ tạo ra lượng lớn NADH, bởi vậy sẽ có nhiều β-hydroxybutyrate hình thành hơn là acetoacetate (xem sự chuyển đổi ketone ở hình trên), do vậy khi xét nghiệm ketone bằng phương pháp nitroprusside sẽ thấp. Khi điều trị DKA bằng insulin, glucose có thể vào trong tế bào, do vậy quá trình thoái hóa acid béo giảm xuống, và phản ứng oxy hóa khử glucose trong gan sẽ tạo ra acetoacetate nhiều hơn. Mặc dù lượng ketone tạo ra trong gan giảm đi sau điều trị insulin, nhưng thành phần acetoacetate lại tăng lên, điều này dẫn tới tăng nồng độ ketone trong máu sau điều trị khi xét nghiệm bằng phương pháp nitroprusside. Chú ý rằng, chỉ khi xét nghiệm ketone bằng phương pháp nitroprusside mới gặp điều nghịch lý này. Khi máu trở nên acid, có nghĩa là trong máu chứa nhiều H+, để làm giảm H+ trong máu, H+ sẽ được vận chuyển vào trong tế bào, khi một H+ được đưa vào tế bào thì sẽ có một K+ từ tế bào đi ra gian bào và làm tăng K+ trong máu (bình thường K+ trong máu thấp, chỉ từ 3.5 – 5 mmol/L). Cần chú ý rằng, insulin ngoài vai trò hoạt hóa kênh vận chuyển glucose vào trong tế bào, insulin còn có vai trò hoạt hóa bơm Na+/K+ ATPase trên màng tế bào, để bơm K+ vào trong tế bào và Na+ ra ngoài tế bào. Do vậy, khi K+ ở ngoài tế bào đang cao, nhưng vì thiếu insulin nên bơm Na+/K+ ATPase không đưa K+ vào trong tế bào được, kết quả làm K+ trong máu cao (hyperkalemia). Do có quá nhiều K+ trong máu dẫn đến chúng được bài tiết nhiều ra nước tiểu, sau một thời gian mất qua nước tiểu, tổng lượng K+ trong tế bào và K+ trong máu sẽ giảm. Giai đoạn đầu, việc tăng K+ và giảm HCO−3 trong máu khiến khoảng trống anion tăng lên. Khoảng trống anion (anion gap) là sự chênh lệch nồng độ của các ion dương (Na+, K+) và ion âm (Cl-, HCO−3). Khoảng trống anion = (Na+ K) – (Cl + HCO3) Trong DKA, tổng lượng Na+ trong cơ thể giảm xuống do mất qua nước tiểu. Sự tăng nồng độ glucose trong máu dẫn tới tăng áp suất thẩm thấu của máu, khiến nước từ trong tế bào bị kéo ra khoảng gian bào, gây ra hạ Na+ máu do pha loãng (khi nồng độ glucose trong máu tăng thêm 5.5 mmol/L thì nồng độ Na+ máu giảm đi 1.6 mmol/L). Khoảng 10% bệnh nhân DKA có tình trạng hôn mê. Glucose trong máu cao dẫn tới tăng áp suất thẩm thấu trong máu (hyperosmolality), do vậy nước trong tế bào sẽ bị kéo ra ngoài, khiến tế bào mất nước. Các tế bào não và thần kinh mất nước sẽ gây ra các rối loạn về tâm thần. Hôn mê xảy ra khi áp suất thẩm thấu >330 mOsm/L (bình thường 280 – 295 mOsm/L). Áp suất thẩm thấu máu = 2 (Na+ K) + glucose/18 Bệnh nhân DKA có thể tăng triglyceride máu, do gan tăng sản xuất VLDL và giảm thanh thải VLDL do thiếu hụt insulin. VLDL là một lipoprotein vận chuyển triglyceride nội sinh trong máu, được tổng hợp tại gan. Sự tăng tổng hợp VLDL tại gan là do: (1) Sự giải phóng nhiều acid béo tự do trong gan dẫn tới tăng tạo thể ketone, gan sẽ tăng tổng hợp VLDL để vận chuyển triglyceride ra khỏi gan, (2) Do insulin có tác dụng ức chế các protein tham gia lắp ráp hình thành VLDL (gồm apo B và protein vận chuyển tiểu thể triglyceride MTP), nên khi thiếu insulin sự ức chế này bị mất đi, kết quả là tăng hình thành VLDL trong gan, (3) Giảm thoái hóa VLDL bởi sự giảm tổng hợp của lipoprotein lipase trong máu ngoại vi, bình thường insulin tổng hợp nên lipoprotein lipase. Cần chú ý rằng, mặc dù Na+ huyết thanh giảm bởi sự pha loãng do tăng áp suất thẩm thấu gây ra bởi glucose, thì sự tăng triglyceride trong máu cũng sẽ ảnh hưởng tới phương pháp xét nghiệm Na+ trong huyết thanh, gây ra giảm giả tạo Na+ huyết thanh. Khi cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng (như nhiễm trùng), cơ thể sẽ tiết ra epinephrine (hay adrenaline), kích thích tế bào alpha đảo tụy giải phóng glucagon. Glucagon thúc đẩy quá trình tân tạo và giải phóng glucose trong gan, điều này càng làm tăng glucose trong máu, gây ra chuỗi các rối loạn như ở trên. Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: 1. Phân tích xét nghiệm hoá sinh lâm sàng tập 1 - Lê Văn Công 2. Valerie C. Scanlon & Tina Sanders, Essentials of Anatomy and Physiology. 3. Gary D. Hammer & Stephen J. Mc Phee, Pathophysiology of disease. 4. Shirish M Kawthalkar, Essentials of Clinical Pathology.
GIẢI THÍCH CÁC BIẾN ĐỔI CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM - LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1 content media
0
4
851
Labnotes123
Oct 31, 2020
In Hóa sinh
Sau một thời gian, nồng độ glucose máu cao có thể gây ra tổn thương các mạch máu nhỏ, các mạch máu lớn và các cơ quan trong cơ thể. Biến chứng đái tháo đường tại các mạch máu nhỏ: Tổn thương mạch máu theo 4 cơ chế: (1) tăng chuyển hóa theo con đường polyol, (2) tăng hình thành các sản phẩm glycosyl hóa (AGE), (3) hoạt hóa protein kinase C (PKC) và (4) tăng chuyển hóa theo con đường hexosamine. Ở một số tế bào như tế bào nội mạch, tế bào thần kinh, glucose có thể vào tế bào mà không cần insulin. Trong các tế này có enzyme aldose reductase, bình thường enzyme này có ái lực thấp với glucose, nhưng trong tình trạng glucose cao, aldose reductase có thể xúc tác chuyển glucose thành sorbitol theo con đường polyol. Sự dư thừa sorbitol bên trong tế bào gây ra tăng áp suất nội bào, làm tổn thương tế bào nội mạch và thần kinh. Khi nồng độ glucose máu cao, glucose có thể gắn với nhóm amino của protein thành mao mạch, mà không cần xúc tác enzyme tạo thành các sản phẩm AGE (advanced glycosylation end-products). Các sản phẩm AGE làm thành mao mạch xơ hóa dạng hyaline do tích lũy các tinh thể hyaline, khiến dày hóa thành mao mạch và lòng mao mạch hẹp lại. Đồng thời, các sản phẩm AGE tạo ra bên trong tế bào sẽ gắn với thụ thể AGE receptor trên bề mặt đại thực bào và bề mặt tế bào nội mô, từ đó hoạt hóa quá trình viêm, gây ra tổn thương và rối loạn thành mạch. Khi nồng độ glucose trong các tế bào nội mạch cao thúc đẩy tăng tổng hợp diacylglycerol (DAG), sản phẩm DAG tạo ra sẽ hoạt hóa enzyme protein kinase C (PKC) bên trong tế bào. PKC làm thay đổi tính thấm của mao mạch, đồng thời cũng làm tăng tổng hợp các chất nền ngoại mạch làm dày hóa thành mao mạch. Cuối cùng là, tăng chuyển hóa glucose theo con đường hexosamine tạo ra các sản phẩm như yếu tố chuyển dạng TGF (transforming growth factor) làm tổn thương thêm mạch máu. Hậu quả chung của các quá trình chuyển hóa polyol, hexosamine, PKC, AGE đó là làm cho thành mạch trở nên dày hóa, làm cản trở sự di chuyển của oxy từ mao mạch tới các mô, gây ra thiếu oxy ở mô. Một số biến chứng của đái tháo đường tại các cơ quan đó là: bệnh vọng mạc, bệnh thận đái tháo đường (xem lại bệnh thận đái tháo đường ở chương 2), bệnh thần kinh ngoại biên và viêm loét hoại tử chi. Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: Phân tích xét nghiệm hoá sinh lâm sàng tập 1 - Lê Văn Công
GIẢI THÍCH CƠ CHẾ BIẾN CHỨNG TẠI CÁC MẠCH MÁU NHỎ TRONG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG content media
0
18
762
Labnotes123
Oct 31, 2020
In Huyết học
Như chúng ta đã biết là, trong kỹ thuật định nhóm máu bằng Gelcard, chúng ta cần chuẩn bị hồng cầu bệnh nhân trước khi nhỏ vào gelcard. Chuẩn bị ở đây là "pha loãng khối hồng cầu đậm đặc của bệnh nhân sau khi ly tâm" thành "hồng cầu pha loãng có nồng độ 2-5%". Trước đây, việc pha loãng này thường sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để tiến hành pha loãng. Hiện nay, các hãng như Biorad, Matrix thì sẽ có dung dịch pha loãng kèm theo. Để minh hoạ cụ thể, trong bài viết 1 này, tôi sẽ lấy hoá chất Diluent 1 của hãng Biorad, để nói về tác dụng của nó. Như trong hình các bạn có thể thấy, thành phần của Diluent 1 - Biorad có thành phần Bromelin. Vậy Bromelin là gì và tác dụng của nó như thế nào trong định nhóm máu bằng Gelcard? Bromelin là một enzyme tiêu protein, cụ thể hơn là phá huỷ cấu trúc protein. Trên hồng cầu có nhiều loại kháng nguyên thuộc các hệ nhóm máu khác nhau như ABO, Rh, Kell, KIDD, MNS system, Duffy, Lewis. Bản chất của các kháng nguyên này là protein màng tế bào hồng cầu. Ở các nhóm máu khác nhau, có các protein kháng nguyên khác nhau, do đó tác động phân cắt hoặc tiêu huỷ protein của Bromelin lên các protein cũng khác nhau, và nó sẽ chia thành 3 nhóm tác động như sau: - Tăng cường phản ứng giữa kháng thể với kháng nguyên của hệ nhóm máu: nhóm ABO, Rh, Lewis, I system, P1PK/GLOB - Tiêu huỷ kháng nguyên của hệ nhóm máu: MNS, Duffy - Không gây ra tác động gì với kháng nguyên hệ nhóm máu: Kell Như vậy, Bromelin có tác dụng tiêu huỷ kháng nguyên MNS & Duffy, giúp bộc lộ kháng nguyên của nhóm máu ABO, Rh, từ đó sẽ tăng khả năng phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên ABO/Rh, giúp giảm hiện tượng âm tính giả. Cơ chế của việc " tăng khả năng phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên" đó là: - Giảm điện tích bề mặt hồng cầu, các hồng cầu xích lại gầng nhau hơn - Loại bỏ các cấu trúc kháng nguyên ở một số hệ nhóm máu, mà các kháng nguyên này có thể phản ứng với kháng thể, gây nhiễu (âm tính giả) kết quả định nhóm máu. CẦN CHÚ Ý LÀ, việc sử dụng Bromelin đã tiêu huỷ kháng nguyên của một số hệ nhóm máu, cho nên khi pha loãng hồng cầu có sử dụng thành phần Bromelin để xác định nhóm máu thuộc hệ MNS hay Duffy, có thể gây ra hiện tượng âm tính giả, bởi các kháng nguyên của hệ nhóm máu này đã bị tiêu huỷ bởi Bromelin. Bởi vậy, cần chú ý! Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: 1. https://www.lornelabs.com/products/blood-transfusion/enzymes-potentiators/bromelite 2. https://www.bio-rad.com/webroot/web/pdf/inserts/CDG/en/470170_EN.pdf
GIẢI THÍCH TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH PHA LOÃNG HỒNG CẦU TRONG ĐỊNH NHÓM MÁU ABO/Rh BẰNG GELCARD Ở HÃNG BIORAD - Phần 1 content media
0
29
1k
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Đái tháo đường là một bệnh mãn tính không lây, đang ngày một gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Nguyên nhân có thể là do di truyền trong gia đình, hoặc do thay đổi lối sống dẫn đến thừa cân, béo phì (ví dụ: quá nhiều căng thẳng stress, ít vận động, thói quen ăn quá nhiều thức ăn giàu năng lượng…) Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) năm 2015, để chẩn đoán bệnh đái tháo đường thì cần dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây: 1. Glucose huyết tương lúc đói (fasting plasma glucose: FPG) ≥ 7 mmol/L. Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ), hoặc: 2. Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g (oral glucose tolerance test: OGTT) ≥ 11,1 mmol/L. 3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. 4. Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L Trong điều kiện thực tế tại Việt Nam, 2 phương pháp đơn giản và hiệu quả được Bộ y tế khuyến cáo nên dùng để chẩn đoán đái tháo đường là định lượng glucose huyết tương lúc đói và xét nghiệm HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế. XÉT NGHIỆM HBA1C LÀ GÌ? TẠI SAO CÓ THỂ ĐƯỢC DÙNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI KIỂM SOÁT BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG? Glucose kết hợp với hemoglobin (Hb) liên tục và gần như không hồi phục trong suốt 120 ngày đời sống của hồng cầu. Khi nồng độ glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong thời gian đủ dài, glucose sẽ phản ứng với Hb mà không cần sự xúc tác của enzyme tạo thành hemoglobin bị glycosyl hóa. Hồng cầu có 3 loại Hb: HbA1 chiếm 97- 99%, HbA2 chiếm 1- 3%, HbF <1%. HbA1 gồm 3 nhóm HbA1a, HbA1b và HbA1c, trong đó HbA1c chiếm 80%. Để biểu thị hemoglobin bị glycosyl hóa người ta định lượng phần HbA1c bị glycosyl hóa, gọi tắt là HbA1c, tính ra đơn vị %. Nồng độ HbA1c sẽ tương quan thuận với nồng độ glucose huyết tương trung bình trong vòng 3 tháng trước đó. Vì vậy, bằng cách định lượng HbA1c có thể nhận định được nồng độ glucose máu trung bình trong vòng 2-3 tháng trước đó của bệnh nhân, cho phép đánh giá hiệu quả quá trình điều trị bệnh tiểu đường. XÉT NGHIỆM HbA1c CÓ NHỮNG LỢI THẾ GÌ SO VỚI CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÁC? 1. Không cần phải nhịn đói, có thể lấy xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày Sau bữa ăn thông thường, trong máu sẽ xuất hiện thành phần Chylomicron – là một dạng vận chuyển triglyceride ngoại sinh, chất này lưu hành trong máu khoảng 8-10 tiếng mới được chuyển hóa hoàn toàn. Chylomicron gây đục huyết tương và là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễu kết quả các xét nghiệm máu. Vì vậy, đa số các xét nghiệm máu nói chung và xét nghiệm glucose máu nói riêng, để có một kết quả xét nghiệm chính xác thì nên lấy máu vào buổi sáng sau thời gian đói qua đêm, ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Xét nghiệm HbA1c phản ánh tỷ lệ phần trăm glucose gắn với hemoglobin trong hồng cầu khoảng 3 tháng gần đây, cho nên việc ăn uống ở thời điểm hiện tại không làm thay đổi kết quả xét nghiệm HbA1c. Do đó, xét nghiệm có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và không nhất thiết phải nhịn ăn, mà vẫn đảm bảo kết quả chính xác. 2. Nồng độ ổn định trong thời gian bảo quản Trong hồng cầu và bạch cầu đều chứa enzyme glycolytic tiêu thụ glucose trong máu toàn phần, do đó làm giảm nồng độ glucose theo thời gian, tỷ lệ giảm có thể là 5-7% mỗi giờ, nhưng cũng có thể giảm nhanh lên tới 40% trong 3 giờ. Do đó, việc tiến hành xét nghiệm glucose máu chậm trễ có thể làm giảm giả tạo nồng độ glucose của bệnh nhân, đánh lạc hướng chẩn đoán của bác sỹ lâm sàng. Để hạn chế sai số, mẫu máu cần được chống đông bằng chất Natri Fluoride và tiến hành xét nghiệm càng sớm càng tốt. Xét nghiệm HbA1c được thực hiện trên máu toàn phần, nếu không được tiến hành ngay, xét nghiệm vẫn đảm bảo tính chính xác khi được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C trong 1 tuần. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, HbA1c có thể bảo quản trong 8 tuần ở 40C, tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm. Với phương pháp trao đổi ion, giữ mẫu bệnh phẩm ở -200C hoặc -700C có thể bảo quản trong thời gian lâu hơn. 3. Không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, vận động … Khi cơ thể bị stress, tuyến thượng thận sẽ giải phóng vào máu một số hormone (adrenaline và norepinephrine) làm tăng glucose máu, glucose được coi là “nhiên liệu” cung cấp năng lượng cho các hoạt động thể chất, tinh thần chống lại tình trạng căng thẳng. Stress không chỉ giới hạn ở sự lo âu mà còn cả về những tổn thương thực thể, bệnh tật, hay một sang chấn tâm lý như sự qua đời của người thân. Với những người không bị tiểu đường, có nồng độ glucose máu cao bất thường không lý giải được, cần xem xét tới yếu tố stress, hay một vận động gắng sức trước thời điểm lấy máu. Do đó, để xét nghiệm glucose máu chính xác, bệnh nhân cần được hướng dẫn thư giãn hoàn tòan, tránh thức khuya, suy nghĩ nhiều, nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh trước khi lấy máu xét nghiệm. 4. Phản ánh glucose máu trong thời gian dài trước đó 8-12 tuần Trong máu, glucose gắn với hemoglobin một cách tự nhiên, lượng glucose gắn với protein này tỷ lệ thuận với nồng độ glucose trong máu. Bởi vì các hồng cầu tồn tại trong máu 8-12 tuần trước khi được đổi mới, nên định lượng HbA1c có thể sử dụng để phản ánh mức đường huyết trung bình trong thời gian đó, cung cấp một biện pháp kiểm soát đường huyết dài hạn. 5. Dùng để hướng dẫn điều trị và kiểm soát bệnh đái tháo đường Kết quả xét nghiệm HbA1c chủ yếu để theo dõi kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu của những bệnh nhân đái tháo đường là giữ lượng đường huyết của mình càng gần với giá trị bình thường càng tốt vì điều này sẽ làm hạn chế những biến chứng gây ra bởi nồng độ đường trong máu tăng kéo dài, chẳng hạn như tổn thương thận, mắt, hệ tim mạch và các dây thần kinh. Xét nghiệm HbA1c cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về lượng đường trung bình trong máu 3 tháng gần đây. Nó giúp bệnh nhân và bác sĩ đánh giá được sự kiểm soát đường huyết có thành công không hay là cần phải được điều chỉnh lại. Xét nghiệm HbA1c thường được thử ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán là đái tháo đường để xác định xem mức đường huyết không được kiểm soát đã tăng cao như thế nào. Nó có thể sẽ được làm khoảng 7,8 lần khi đang cố gắng kiểm soát đường huyết và sau đó khoảng 7,8 lần/năm để xác định xem đường huyết có được kiểm soát tốt hay không. Tác giả: Lê Văn Công - Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: 1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK248/ 2. Association for Clinical Biochemistry 2012 3. https://www.diabetes.co.uk/stress-and-blood-glucose-levels.html 4.http://www.impe-qn.org.vn/impe-qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1092&ID=2360
NHỮNG LỢI THẾ CỦA XÉT NGHIỆM HBA1C SO VỚI GLUCOSE MÁU MÀ BẠN NÊN BIẾT content media
0
34
478
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Đây là các phương pháp phổ biến để xác định albumin. Điều chỉnh pH của dung dịch để albumin tích điện dương, albumin sẽ gắn với thuốc nhuộm tích điện âm bằng lực hút tĩnh điện. Khi thuốc nhuộm gắn lên albumin thì độ hấp thụ ánh sáng của thuốc nhuộm cũng thay đổi, dựa vào độ hấp phụ ánh sáng của dung dịch để xác định nồng độ albumin trong mẫu. Có nhiều thuốc nhuộm có thể sử dụng như methyl orange, 2,4’-hydroxy-azobenzene-benzoic acid (HABA), bromocresol green (BCG) và bromocresol purple (BCP). 1. Thuốc nhuộm methyl orange không cho phản ứng đặc hiệu với albumin, nó còn có thể kết hợp với cả β-lipoproteins và α1-, α2-globulins. 2. HABA có độ nhạy thấp nhưng có tính đặc hiệu cao hơn với albumin. Tuy nhiên, một số chất sau đây có thể ảnh hưởng tới khả năng kết hợp của HABA với albumin: salicylates, penicillin, bilirubin liên hợp, sulfonamide. 3. BCG không bị nhiễu bởi các chất như bilirubin và salicylate. Tuy nhiên, hemoglobin có thể gắn với BCG. Cứ mỗi 100 mg/dL hemoglobin trong mẫu thì albumin tăng thêm 0.1 g/dL. Ở những bệnh nhân hội chứng thận hư hoặc bệnh thận giai đoạn cuối, có tình trạng giảm albumin (thấp) và tăng α-globulin, khi định lượng albumin bằng phương pháp BCG thấy có tình trạng tăng albumin. Điều này là do α-globulin cũng phản ứng với BCG, làm tăng đậm độ màu của dung dịch, kết quả là albumin được ước tính cao hơn thực tế. Độ đặc hiệu của phản ứng BCG với albumin sẽ được cải thiện nếu đo độ hấp phụ trong thời gian chuẩn (thường <5 phút do α-globulin cần thời gian ủ đủ dài mới làm thay đổi đáng kể) sau khi trộn huyết thanh với thuốc thử. 4. BCP là một phương pháp nhuộm albumin khác, và nó kết hợp đặc hiệu với albumin. BCP không bị nhiễu bởi phần lớn các chất, đây là phương pháp có độ lặp lại và độ chính xác cao tương đương với phương pháp tham chiếu miễn dịch khuếch tán (immunodiffusion reference method). Nhưng không phải BCP là không có điểm hạn chế, ở những bệnh nhân suy thận, phương pháp BCP ước tính thấp hơn giá trị thực albumin (giảm giả tạo). Do trong huyết thanh những bệnh nhân này xuất hiện một chất gắn rất chặt với albumin hoặc có sự biến đổi cấu trúc albumin, cả hai điều này đều làm giảm khả năng gắn của BCP với albumin. Bilirubin cũng ảnh hưởng tới khả năng kết hợp của BCP với albumin, trong khi đó BCG thì không bị ảnh hưởng bởi bilirubin. Ngày nay, phương pháp BCP và BCG là hai phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong hóa sinh lâm sàng để xác định albumin. Tác giả: Lê Văn Công – Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: Phân tích xét nghiệm hoá sinh lâm sàng tập 1
CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ALBUMIN HUYẾT THANH VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA MỖI PHƯƠNG PHÁP content media
0
0
112
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Vào năm 1883, Ehrlich đã mô tả phương pháp xác định bilirubin trong nước tiểu bằng phản ứng của bilirubin với acid diazosulfanilic tạo ra một phức hợp màu. Kể từ đó trở đi, phương pháp này trở thành nền tảng và ứng dụng cho đến ngày nay, dưới cái tên “phản ứng diazo”. Vào năm 1919, van den Bergh đã phát hiện ra phản ứng diazo có thể sử dụng để xác định bilirubin trong huyết thanh nhưng cần tới sự có mặt của chất xúc tác (accelerator). Tuy nhiên, phương pháp còn gặp nhiều lỗi gây ra bởi chất xúc tác. Cho đến năm 1937, Malloy và Evelyn đã phát triển phương pháp định lượng bilirubin đầu tiên trong huyết thanh dựa trên phản ứng diazo với chất xúc tác là dung dịch methanol 50%. Trong năm 1938, Jendrassik và Grof đã mô tả phương pháp sử dụng phản ứng diazo với chất xúc tác là caffeine-benzoate-acetate. Ngày nay, hầu hết các phương pháp định lượng bilirubin trong huyết thanh đều ứng dụng kỹ thuật mô tả bởi Malloy và Evelyn. Bilirubin cũng có thể được xác định bằng máy đo bilirubin (bilirubinmeter) ở trẻ sơ sinh. Phương pháp này chỉ sử dụng cho trẻ sơ sinh mà không dùng cho người lớn, bởi vì thành phần carotinoid trong huyết thanh của người lớn sẽ gây nhiễu kết quả khi đo. Nguyên lý của phương pháp là dựa vào sự phản xạ ánh sáng từ da khi chiếu vào hai bước sóng. Các thế hệ máy đo bilirubin mới hiện nay sử dụng công nghệ vi quang kế (microspectrophotometer), có thể xác định bilirubin, hemoglobin và melanin trên da của trẻ sơ sinh, dựa vào xác định mật độ quang học trên da. Phản ứng diazo có thể xác định được hai trong ba loại bilirubin. Bilirubin không liên hợp có đặc điểm không tan trong nước, được gắn với albumin trong huyết thanh, do đó nó sẽ không phản ứng trực tiếp với acid diazosulfanilic (thuốc thử diazo) mà cần có thêm chất xúc tác (có tính hòa tan) thì mới xảy ra phản ứng. Vì vậy, song song với cách gọi “bilirubin không liên hợp” thì có thể gọi là “bilirubin gián tiếp”, bilirubin phản ứng gián tiếp với thuốc thử diazo. Bilirubin liên hợp có đặc điểm tan trong nước, trong huyết thanh nó không gắn với bất kỳ protein nào, bởi vậy nó có thể phản ứng trực tiếp với acid sulfanilic (thuốc thử diazo) mà không cần tới sự có mặt của chất xúc tác. Do đó, bilirubin liên hợp còn có cách gọi khác là “bilirubin trực tiếp”. Ngày nay, cách gọi cũ “bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp” vẫn được sử dụng cùng với cách gọi mới “bilirubin liên hợp, bilirubin không liên hợp” với ý nghĩa tương đương nhau. Tuy nhiên, cần đồng bộ cách gọi, tránh trường hợp sử dụng “bilirubin trực tiếp, bilirubin không liên hợp” hoặc “bilirubin liên hợp, bilirubin gián tiếp”. Một loại bilirubin thứ ba ít được đề cập tới là delta bilirubin. Delta bilirubin là một loại bilirubin liên hợp nhưng chúng lại gắn với albumin. Loại bilirubin này chỉ tìm thấy ở bệnh nhân tắc nghẽn gan (hepatic obstruction). Bình thường, chỉ bilirubin không liên hợp mới gắn với albumin, còn bilirubin liên hợp thì không. Khi vận chuyển tới gan, bilirubin không liên hợp sẽ tách khỏi albumin và kết hợp với acid glucuronic dưới tác dụng của enzyme uridyldiphosphate glucuronyl transferase (UDPGT) trong tế bào gan, để trở thành bilirubin liên hợp. Tuy nhiên trong trường hợp tắc nghẽn đường mật trong gan kéo dài gây ứ mật, đặc biệt là kèm với suy thận, các bilirubin liên hợp có thể gắn với albumin mà không cần xúc tác của enzyme tạo thành phức hợp biliprotein, hay delta bilirubin. Như vậy tình trạng ứ mật trong gan sẽ làm tăng thành phần delta bilirubin. Cũng giống như bilirubin không liên hợp, delta bilirubin không qua được màng lọc cầu thận do gắn với albumin và nửa đời sống của delta bilirubin là 14 ngày (cùng với thời gian bán hủy của albumin). Delta bilirubin cũng phản ứng giống như bilirubin liên hợp, tức là phản ứng trực tiếp với thuốc thử diazo. Bởi vậy, bilirubin toàn phần sẽ gồm ba loại: bilirubin liên hợp, bilirubin không liên hợp và delta bilirubin. Tác giả: Lê Văn Công – Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: Phân tích các xét nghiệm hóa sinh lâm sàng 2020
ĐÔI ĐIỀU VỀ PHÂN TÍCH BILIRUBIN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT content media
0
0
141
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOB) để phát hiện sự mất máu tiềm tàng trong đường tiêu hóa, mà không quan sát được máu mất trong phân. Xét nghiệm FOB dương tính cho thấy có tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa và cần tiếp tục xác định nguyên nhân gây xuất huyết là gì. Các phương pháp xác định máu ẩn trong phân hiện nay thường dùng gồm phương pháp hóa học và phương pháp miễn dịch. 1. Phương pháp hóa học dựa trên đặc tính của hemoglobin có tính chất tương tự như enzyme peroxydase, tức là có khả năng phân giải hydroperoxide (H2O2). Trong kit thử có thành phần là H2O2 và cơ chất tạo màu (thường là enzidine, o-toludine, guaiac hoặc aminophenazone), nếu trong phân có hemoglobin, nó sẽ phân giải H2O2 và biến đổi cơ chất từ không màu thành phức hợp màu xanh hoặc hồng. Dựa vào màu tạo thành để đánh giá “máu trong phân dương tính”. 2. Phương pháp miễn dịch có thể được ứng dụng vào kit test nhanh dựa trên phương pháp sắc ký miễn dịch. Nguyên lý của phương pháp được mô tả trong hình sau: Tác giả: Lê Văn Công – Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: Phân tích xét nghiệm hóa sinh lâm sàng – Từ lý thuyết tới thực tế lâm sàng, tập 1 – Lê Văn Công
NGUYÊN TẮC CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM MÁU ẨN TRONG PHÂN (FOB) content media
0
0
71
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Glucose có thể được đo trong huyết thanh, huyết tương hoặc máu toàn phần. Tuy nhiên, nồng độ glucose trong máu toàn phần sẽ thấp hơn trong huyết tương/huyết thanh khoảng 11%. Khi xét nghiệm glucose nếu không thực hiện được ngay, thì cần ly tâm tách lấy huyết thanh/huyết tương ra khỏi tế bào máu trong 1 giờ, rồi bảo quản trong tủ lạnh. Điều này sẽ ngăn ngừa các tế bào máu (bạch cầu, hồng cầu) sử dụng glucose, làm giảm nồng độ glucose, cứ sau mỗi 1 giờ thì nồng độ glucose máu giảm đi 7%, tốc độ giảm sẽ nhiều hơn nếu bệnh nhân có số lượng bạch cầu cao trong máu. Ống natri fluoride (màu xám) dùng để chống đông máu và chủ yếu dùng với mục đích giữ ổn định nồng độ glucose trong máu toàn phần khi không thể thực hiện xét nghiệm ngay, do thành phần fluoride có tác dụng ức chế enzyme phân giải glucose. Mặc dù, fluoride có thể bảo quản glucose trong thời gian lâu hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ giảm glucose trong giờ đầu tiên sau lấy máu ở ống chống đông fluoride và không fluoride là như nhau (xem hình bên dưới). Bởi vậy, việc tách huyết thanh/huyết tương thực hiện càng sớm càng tốt. Tác giả: Lê Văn Công – Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: Phân tích xét nghiệm hóa sinh lâm sàng – Từ lý thuyết tới thực tế lâm sàng, tập 1 – Lê Văn Công
ỐNG XÁM (NATRI FLUORIDE) LIỆU CÓ LÀ GIẢI PHÁP TUYỆT ĐỐI ỔN CHO XÉT NGHIỆM GLUCOSE MÁU, KHI KHÔNG PHÂN TÍCH ĐƯỢC NGAY? content media
0
0
548
Labnotes123
Sep 18, 2020
In Hóa sinh
Đái tháo đường thai kỳ được định nghĩa là sự không dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào mà được phát hiện trong khi mang thai, bất kể tình trạng đó đã có trước khi mang thai hoặc tồn tại sau khi mang thai. Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ dựa vào phương pháp dung nạp glucose đường uống, có 2 chiến lược để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ. Tác giả: Lê Văn Công - Giải thích xét nghiệm Labnotes123 Tài liệu tham khảo: 1. Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của ADA 2020. 2. Phân tích xét nghiệm hóa sinh lâm sàng tập 1 – Lê Văn Công.
CẬP NHẬT TẦM SOÁT VÀ CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ NĂM 2020 TẠI PHÒNG XÉT NGHIỆM content media
0
0
66
Labnotes123
Sep 16, 2020
In Chất lượng xét nghiệm
1. Tổng quan về xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu ở đây có thể hiểu là gồm hai xét nghiệm: phân tích nước tiểu 11 thông số và soi cặn nước tiểu. Đây là hai xét nghiệm thường quy, dễ triển khai, được thực hiện ở hầu hết các phòng xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám tư trên cả nước. Xét nghiệm phân tích nước tiểu 11 thông số sử dụng que thử, trên đó có các ô chứa các chất hoá học đặc hiệu, có khả năng phát hiện các thành phần trong nước tiểu gồm: glucose, hồng cầu, bạch cầu, nitrite, bilirubin, urobilinogen, ketones, protein, pH, tỷ trọng, vitamin C. Hiện nay, trên thị trường đã có que thử phân tích 14 thông số cho phép phát hiện thêm thông số creatinine, microalbumin, tỷ số creatinine/albumin. Kết quả xét nghiệm được đánh giá dựa vào sự biến đổi màu trên que thử, được phân tích trên các thiết bị bán tự động hoặc tự động. Soi cặn nước tiểu là một xét nghiệm hình thái học, trước đây việc xét nghiệm được tiến hành thủ công nên phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm quan sát của người thực hiện. Nhưng hiện nay đã có máy xét nghiệm cặn nước tiểu thực hiện tự động hoá, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, cho kết quả có tính chính xác cao. Các thông số máy phân tích gồm: hồng cầu, bạch cầu, trụ niệu, tế bào biểu mô, nấm, tinh thể, chất nhầy, vi khuẩn, tinh trùng. 2. Một số vấn đề quan trọng về vật liệu QC xét nghiệm nước tiểu QC dripper hay dropper? Khi lựa chọn hình thức QC cho xét nghiệm nước tiểu sẽ có hai hình thức chính, đó là loại QC dripper và QC dropper. Loại QC dripper tức là nhúng toàn bộ thanh thử nước tiểu vào dung dịch QC. Trong khi loại QC dropper thì dung dịch QC được nhỏ lần lượt vào từng ô hoá chất trên thanh thử. Khi lựa chọn hình thức QC dripper, cần chú ý là khi nhúng que thử nước tiểu vào dung dịch QC, thì hoá chất trên các ô thử có thể tan ra và lây nhiễm sang các ô bên cạnh, điều này có thể dẫn tới QC không đạt. Sai sót này có thể được phòng ngừa bởi hình thức QC dropper. Lựa chọn vật liệu QC nước tiểu Khi lựa chọn vật liệu QC nước tiểu cần quan tâm tới thành phần của vật liệu QC. Nếu phòng xét nghiệm thực hiện QC cho cả xét nghiệm nước tiểu 11 thông số và soi cặn nước tiểu thì cần lựa chọn vật liệu QC chứa cả các thành phần tế bào hữu hình như hồng cầu, bạch cầu. Điều này giúp cho phòng xét nghiệm chỉ cần dùng một loại vật liệu QC nhưng có thể làm cho đồng thời cả hai xét nghiệm. Do chứa các tế bào hữu hình nên khi đã mở nắp thì chỉ sử dụng trong thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo (khoảng 30 ngày), bởi sau thời gian đó các tế bào hồng cầu, bạch cầu có thể bị ly giải, điều này làm sai lệch kết quả QC. Vì vậy, nếu phòng xét nghiệm chỉ thực hiện QC cho xét nghiệm nước tiểu 11 thông số thì nên lựa chọn vật liệu QC không chứa thành phần hữu hình. Tác giả: Lê Văn Công – Admin Labnotes123 Tài liệu tham khảo: 1. https://www.streck.com/blog/six-problems-with-urinalysis-controls/ 2.https://www.mlo-online.com/diagnostics/assays/article/13009286/urinalysis-quality-control-at-the-pointofcare
MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG XÉT NGHIỆM TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU content media
1
0
141
Labnotes123
Jun 13, 2020
In Hóa sinh
Trước đây mình rất hay bị nhầm lẫn 2 khái niệm này, và không biết lúc nào dùng Mức lọc cầu thận, lúc nào dùng độ thanh thải. Vậy cùng phân biệt nó nhé! NỘI DUNG ĐƯỢC THAM KHẢO TỪ CUỐN PHÂN TÍCH XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG TẬP 1 - LÊ VĂN CÔNG Thận có nhiều chức năng (lọc và bài tiết nước tiểu, thăng bằng acid-base, kiểm soát huyết áp, sản xuất hormone erythropoietin điều hòa sản xuất máu, hoạt hóa vitamin D3 kiểm soát hấp thu Canci,....) Tuy nhiên, nhắc đến chức năng thận thì chức năng quan trọng hàng đầu vẫn là chức năng lọc và bài tiết nước tiểu. Trong đó, thận giữ lại các chất quan trọng đối với cơ thể và đào thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất độc ra khỏi cơ thể. Như vậy, chức năng thận được đánh giá dựa vào đo lường các chất thải trong máu, thường là ure, creatinine, các chất này tích lũy trong máu khi thận bắt đầu suy giảm chức năng đào thải. Suy thận thực sự khi thận chỉ còn 20-30% nephron còn chức năng hoạt động, lúc này một trong hai chất trên mới thực sự tăng trong máu. Lượng ure hoặc creatinine được thận ĐÀO THẢI RA KHỎI MÁU và XUẤT HIỆN TRONG NƯỚC TIỂU, được gọi là độ thanh thải (clearance). Độ thanh thải của một chất được định nghĩa là thể tích huyết tương chứa chất đó, khi đi qua thận (đi qua cả cầu thận và ống thận), được thận loại bỏ hết chất đó trong một đơn vị thời gian, đơn vị mL/phút. Đo lường độ thanh thải để đánh giá mức lọc cầu thận. Mức lọc cầu thận (GFR, glomerular filtration rate) là lượng huyết tương được lọc qua CẦU THẬN trong một đơn vị thời gian (chỉ lọc qua cầu thận, mà ko qua ống thận). Nói cách khác, mức lọc cầu thận là toàn bộ lượng nước tiểu đầu được tạo ra bởi 2 thận trong một đơn vị thời gian. Mỗi ngày có khoảng 180 lít huyết tương được lọc qua cầu thận vào khoang Bowman, tức là có 180 lít nước tiểu đầu được tạo ra, suy ra mức lọc cầu thận là 180 lít/24 giờ = 125 mL/phút. NHƯ VẬY, MỨC LỌC CẦU THẬN LÀ KHÁI NIỆM CHỈ XEM XÉT ĐẾN KHẢ NĂNG LỌC MÁU CỦA CẦU THẬN MÀ KHÔNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA HỆ THỐNG ỐNG THẬN. GFR phản ánh chức năng lọc của thận và là thông số đại diện để đánh giá chức năng chung của thận, trong lâm sàng dùng để đánh giá mức độ suy giảm chức năng thận và phân loại giai đoạn bệnh thận mạn (CKD, chronic kidney disease). Tuy nhiên, không thể đo lường trực tiếp mức lọc cầu thận mà cần dựa vào một số chất có độ thanh thải đúng bằng mức lọc cầu thận, chỉ cần đo độ thanh thải của các chất này thì có thể xác định được mức lọc cầu thận. Các chất phổ biến bậc nhất trên lâm sàng hiện nay là creatinine, cystatin C. (còn thêm các chất khác nữa đã trình bày trong sách, nhưng trong phạm vi bài viết chỉ nêu lên 2 chất này). Các chất được dùng để đánh giá độ thanh thải phải thỏa mãn những điều kiện sau: 1. Được lọc qua cầu thận dễ dàng mà không bị cản trở, chất này sẽ có trong dịch lọc cầu thận (nước tiểu đầu) với nồng độ đúng bằng trong huyết tương. 2. Không bị ống thận bài tiết thêm vào trong nước tiểu 3. Không bị ống thận hấp thu vào máu 4. Không bị chuyển hóa hay tích trữ tại thận Các chất thỏa mãn các điều kiện trên thì lượng chất đó được lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian sẽ bằng đúng với lượng chất đó trong nước tiểu thải ra ngoài trong cùng đơn vị thời gian. Nói cách khác, độ thanh thải của thận với chất đó chính bằng mức lọc cầu thận. Cystatin C là một chất có độ nhạy và độ đặc hiệu cao để đánh giá chức năng thận, cao hơn creatinine. Khác với creatinine, nồng độ cystatin C không phụ thuộc vào tuổi, giới tính, chiều cao, khối cơ của bệnh nhân, cũng không bị ảnh hưởng bởi thuốc, nhiễm trùng, viêm, chế độ ăn. Do đó, cystatin C được xem là một xét nghiệm vượt trội để đánh giá chức năng thận. Cystatin C tăng trong máu trước khi GFR giảm hoặc creatinine tăng. Tuy nhiên thì hiện nay, độ thanh thải creatinine được sử dụng phổ biến hơn cả. Mời các bạn đọc thêm, đánh giá về ưu nhược điểm của độ thanh thải creatinine và độ thanh thải cystatin C và các chất khác tại PHÂN TÍCH XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG TẬP 1. Thông tin về sách, xem tại website Labnotes123 Liên hệ đặt sách tại Fanpage Labnotes123
HIỂU VÀ PHÂN BIỆT MỨC LỌC CẦU THẬN VỚI ĐỘ THANH THẢI CỦA MỘT CHẤT content media
0
0
1k
Labnotes123
Jun 9, 2020
In Hóa sinh
Định lượng creatinine hiện nay có 3 phương pháp chính: đó là phương pháp Jaffe, phương pháp enzyme, và phương pháp khối phổ pha loãng đồng vị. Trong bài viết này, chỉ đề cập tới phương pháp Jaffe. Hai phương pháp còn lại, sẽ có những ưu điểm hơn, mời các bạn đọc cuốn PHÂN TÍCH XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG TẬP 1 - LÊ VĂN CÔNG . Sách đang được bán tại Labnotes123, Phương pháp Jaffe, được đặt theo tên của Jaffe mô tả vào năm 1886. Đây là phản ứng của creatinine với acid picric tạo ra phức hợp màu vàng đỏ. Với phương pháp Jaffe cổ điển, phức hợp màu được đo bằng phép đo điểm cuối (end point) với bước sóng 485 nm. Một số chất trong huyết thanh có phản ứng tương tự như creatinine với acid picric, làm tăng giả tạo creatinine trong huyết thanh, các chất này được gọi là "non-creatinine" bao gồm: glucose, protein, fructose, acid ascorbic, acetoacetic acid, acetone, pyruvate. Do đó, để thu được "giá trị thực" của creatinine trong mẫu bệnh phẩm thì cần trừ đi 0.2 - 0.4 mg/dL (~17.68 - 35.36 umol/L), khi định lượng bằng phương pháp Jaffe. Hiện nay, đã có "phương pháp Jaffe cải tiến" từ phương pháp Jaffe cổ điện, gọi là Jaffe kinetic. Phản ứng của creatinine với acid picric được thực hiện trong môi trường kiềm mạnh như NaOH, tạo ra phức hợp màu vàng đỏ. Đậm độ màu của phức hợp tỷ lệ thuận với nồng độ creatinine được đo ở 2 bước sóng 510/600 nm. Với phương pháp Jaffe kinetic, kết quả xét nghiệm sẽ không bị ảnh hưởng bởi các chất non-creatinine đã kể trên, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nhỏ bởi acid của thể ketone (acetoacetic acid, acetone) và cephalosporin. Để khắc phục sự nhiễu này, ở bước sóng thứ 2 (600 nm) phải đọc sau bước sóng thứ nhất (510 nm) là 2 phút. Ví dụ, sau khi trộn mẫu và hóa chất, đo lần 1 ở bước sóng 510 nm lúc 20 giây, thì ở lần đo thứ 2 sẽ đo lúc 140 giây (cách bước sóng trước 2 phút). Ngoài ra, nếu mẫu có bilirubin và hemoglobin cao có thể làm giảm giả tạo creatinine. Mặc dù vẫn còn những hạn chế, nhưng phương pháp Jaffe vẫn được sử dụng phổ biến để đo creatinine vì giá thành rẻ, nhanh, dễ thực hiện. Với phương pháp enzyme để đo creatinine thì hoàn toàn có thể khắc phục những nhược điểm trên. Phương pháp khối phổ pha loãng đồng vị thì có độ đặc hiệu cao nhất, được coi là phương pháp tham chiếu chuẩn ---------------------------------------------------------------------------------------- Tài liệu tham khảo: PHÂN TÍCH XÉT NGHIỆM HÓA SINH LÂM SÀNG TẬP 1 - LÊ VĂN CÔNG (ADMIN LABNOTES123) Thông tin sách xem tại: https://labnotes123.wixsite.com/medical/product-page/ph%C3%A2n-t%C3%ADch-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-h%C3%B3a-sinh-l%C3%A2m-s%C3%A0ng-t%E1%BA%ADp-1 Giá sách là 550k/CUỐN, sách in màu, 350 trang phí vận chuyển 42k, sách khá dày và nặng nên phí vận chuyển hơi cao. Bạn có thể kiểm tra kỹ, thấy ưng ý rồi mới nhận và thanh toán. Gửi sđt và địa chỉ tới Labnotes123 để đặt sách nhé Vì giá sách cũng thuộc loại khá cao nên Labnotes123 sẽ hỗ trợ phí vận chuyển (free ship) khi chuyển khoản trước tới số tài khoản của tác giả: Lê Văn Công Vietinbank: 106006076994 Chi nhánh tỉnh Hải Dương Ghi chú: Tên Fb
MỘT SỐ LƯU Ý KHI XÉT NGHIỆM CREATININE BẰNG PHƯƠNG PHÁP JAFFE content media
0
0
975
Labnotes123
Apr 15, 2020
In Hỏi & Đáp Labnotes123
Sau khi quan hệ tình dục niệu đạo dễ bị tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo, di chuyển tới bàng quang, gây viêm bàng quang và thường gọi là “viêm bàng quang tuần trăng mật” (honeymoon cystitis). Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới do có niệu đạo ngắn hơn. Bình thường, nước tiểu chứa trong bàng quang là vô trùng, có nồng độ ure cao và pH acid, các điều kiện này giúp ức chế sự phát triển của đa số vi khuẩn. Đồng thời, sự bài tiết nước tiểu theo một chiều cũng góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bàng quang. Tuy nhiên, có một số loài vi khuẩn có thể phát triển được trong điều kiện nước tiểu có ure cao, pH acid ở bàng quang. Các vi khuẩn đó là trực khuẩn Gram đường ruột (E. coli, Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Citrobacter) hoặc cầu khuẩn Gram dương (Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus faecalis). Vi khuẩn lan từ hậu môn sang đường tiết niệu, đi vào niệu đạo và xâm nhập vào trong bàng quang gây viêm. Kết luận: Việc đi tiểu giúp làm sạch đường tiết niệu ở 2 giới, hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn vào đường tiết niệu, gây viêm đường tiết niệu, bàng quang. Tác giả: Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: Cẩm nang hóa sinh lâm sàng 2020 - Lê Văn Công
TẠI SAO SAU KHI QUAN HỆ TÌNH DỤC THÌ CẢ 2 GIỚI ĐỀU NÊN ĐI TIỂU? content media
0
0
396
Labnotes123
Mar 13, 2020
In Hóa sinh
HbA1c là một xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán cũng như theo dõi điều trị bệnh đái tháo đường. Nồng độ HbA1c trong máu phản ánh glucose trung bình trong 8-12 tuần. Theo DCCT, nồng độ HbA1c tương quan với các nguy cơ biến chứng của đái tháo đường, các hướng dẫn về mục tiêu điều trị liên quan mật thiết với nồng độ HbA1c. Xét nghiệm HbA1c định kỳ 3 tháng/lần là một yêu cầu đối với bệnh nhân đái tháo đường. Có nhiều phương pháp để định lượng HbA1c (tham khảo nguyên lý các phương pháp đó tại 1& 2), trong đó hai phương pháp phổ biến nhất ở Việt Nam đó là phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC- High pressure liquid chromatography), phương pháp miễn dịch (immunoassasys). Các phòng xét nghiệm lựa chọn phương pháp phân tích HbA1c căn cứ dựa trên các yếu tố như chi phí, số lượng mẫu/bệnh nhân, thiết bị hiện có, công suất thiết bị và các nguồn lực sẵn có. Sau khi đã đánh giá hết các yếu tố trên, trước khi quyết định sử dụng phương pháp hay thiết bị phân tích HbA1c mới, cần chú ý xem thiết bị hay phương pháp đó có được các tổ chức uy tín trên thế giới công nhận hay không. Ba tổ chức hàng đầu về kiểm định và đánh giá các phương pháp/thiết bị phân tích HbA1c, đó là chứng nhận của NGSP (National Glycohemoglobin Standardization Program), chứng nhận của CAP (College of American Pathologists), chứng nhận của IFCC (International Federation of Clinical Chemistry). Khi được các tổ chức đó công nhận, điều đó có nghĩa là thiết bị/phương pháp đó là an toàn, chính xác, tin cậy và đủ điều kiện để sử dụng trên toàn cầu. Xét nghiệm HbA1c là quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi điều trị đái tháo đường, vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu kết quả xét nghiệm không phản ánh đúng bức tranh lâm sàng thực sự của bệnh nhân? Hay chính là các yếu tố nhiễu ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm, từ đó đưa ra chẩn đoán sai và phác đồ điều trị không hợp lý. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến các bác sỹ đưa ra những phán đoán sai từ kết quả xét nghiệm HbA1c của bệnh nhân, đó là bệnh nhân có các bất thường liên quan đến nồng độ và cấu trúc HbA1c như trong bệnh thalassemia, bệnh hồng cầu hình liềm, hoặc các biến thể bất thường khác của hemoglobin. Sự hình thành HbA1c dựa vào sự kết hợp giữa glucose và hemoglobin, nên khi có bất thường về hemoglobin thì cũng ảnh hưởng tới phản ứng glycate hóa này. Nếu các phương pháp/thiết bị xét nghiệm không phát hiện ra bất thường của hemoglobin thì có thể rơi vào cái “bẫy” này, từ đó đưa ra kết quả HbA1c giảm giả tạo mà không có bất kỳ một cảnh báo nào. Khả năng phát hiện các biến thể hemoglobin bất thường khi phân tích HbA1c của phương pháp HPLC và phương pháp miễn dịch như thế nào? 1. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC): Phương pháp HPLC phân tích HbA1c dựa vào sự khác biệt về điểm đẳng điện của các loại hemoglobin, do đó bên cạnh khả năng cho phép phân tích HbA1c, phương pháp còn có thể phân tích được các hemoglobin bất thường khác như: HbF (huyết sắc tố bào thai), HbA1a/b (huyết sắc tố phụ), CarHb (carbamylated Hb), HbS (hồng cầu hình liềm). Đây là một ưu điểm vượt trội của phân tích HbA1c bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC), bởi khi có mặt các biến thể hemoglobin, kết quả HbA1c không phản ánh đúng mức đường huyết trung bình. Năm 2010, Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) đã công bố HbA1c xác định bằng HPLC được coi là tiêu chuẩn cho chẩn đoán đái tháo đường. Bên cạnh đó, HPLC được coi là tiêu chuẩn vàng, là phương pháp tham chiếu của các phương pháp phân tích HbA1c khác, được sử dụng trong các nghiên cứu của Viện nghiên cứu đái tháo đường Anh (UKPDS) và Viện thử nghiệm các biến chứng và kiểm soát đái tháo đường (DCCT). Các thiết bị phân tích HbA1c theo phương pháp HPLC cần một máy phân tích độc lập riêng. Các thiết bị phân tích HbA1c uy tín hàng đầu hiện nay đó là máy D10 & D100 của hãng Bio-rad, hãng Tosoh, hãng Arkray. Với hệ thống D10 và D100 của Bio-rad, các thiết bị phân tích HbA1c hoàn toàn tự động, cho ra kết quả chính xác chỉ chưa đầy 5 phút. Các kết quả sẽ được biểu thị trên biểu đồ sắc ký cho phép đánh giá quá trình phân tích diễn ra như thế nào, thể hiện đầy đủ về HbA1c cũng như các bất thường Hemoglobin khác. 2. Phương pháp miễn dịch (immunoassasy): Phương pháp phân tích HbA1c dựa vào phản ứng kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. HbA1c trong huyết tương bệnh nhân khi này đóng vai trò như một kháng nguyên, nó sẽ kết hợp với kháng thể thêm vào, tạo thành một phức hợp miễn dịch làm thay đổi độ đục của môi trường. Dựa vào các phương pháp đo độ đục (turbidimetters, nephelometters) hoặc quang phổ kế để xác định. Phương pháp miễn dịch đòi hỏi cần thực hiện 2 xét nghiệm độc lập về HbA1c và tổng số hemoglobin. Trên thực tế, sự kết hợp kết quả của hai xét nghiệm có thể làm giảm độ chính xác của xét nghiệm đo HbA1c. Đây là nhược điểm của phương pháp hóa học. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp có thể thực hiện tích hợp trên đa số các máy sinh hóa tự động thông thường mà không cần tới một hệ thống phân tích riêng. Bên cạnh đó, nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện được các biến thể bất thường của Hemoglobin. Bệnh nhân xuất hiện HbF, thalassemia (thiếu chuỗi globin) sẽ làm kết quả đo HbA1c giảm giả tạo. Giống như các phương pháp miễn dịch khác, sẽ không có mối quan hệ tuyến tính giữa nồng độ và tín hiệu, việc hiệu chuẩn đa điểm (multipoint calibration) là một đòi hỏi, giúp kết quả đo HbA1c không bị chệch vượt quá dải thích hợp. Lê Văn Công - Quản trị viên Labnotes123 Tài liệu tham khảo: 1. Glycated hemoglobin (HbA1c) as a standard diagnostic criterium for diabetes, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21544988 2. Abbott - Diabetes learning guide series 3. Considerations in Choosing Hemoglobin A1c Methods, https://www.aacc.org/publications/cln/articles/2015/april/considerations-in-choosing-hemoglobin-a1c-methods
1
0
551
Labnotes123
Mar 2, 2020
In Chất lượng xét nghiệm
Khoảng tham chiếu của một xét nghiệm là một khoảng giá trị, gồm giới hạn trên và giới hạn dưới, được xây dựng dựa trên các nghiên cứu đánh giá ở quần thể những người khỏe mạnh. Trước đây, thường được gọi là “giá trị bình thường”. Khi có kết quả xét nghiệm, kết quả đó sẽ được so sánh với khoảng tham chiếu, xem có “nằm trong” hay “nằm ngoài” khoảng tham chiếu không, để xác định tình trạng sức khỏe hiện tại là khỏe mạnh (kết quả nằm trong dải) hay bất thường (kết quả nằm ngoài dải). Khi đánh giá kết quả xét nghiệm cần chú ý các yếu tố về tuổi, giới tính, bệnh phẩm (máu, nước tiểu, dịch não tủy,…), tình trạng trước lấy mẫu (nhịn đói, vận động mạnh,..), các yếu tố này góp phần làm thay đổi khoảng tham chiếu, nếu không sử dụng phù hợp có thể đánh giá lầm kết quả xét nghiệm. Có ba điều quan trọng cần nhớ về khoảng tham chiếu, đó là: Kết quả xét nghiệm bình thường, nhưng có thể là bất thường ở phòng xét nghiệm khác: Điều này có nghĩa là nếu thực hiện xét nghiệm ở đâu thì cần đánh giá kết quả xét nghiệm dựa trên khoảng tham chiếu ở đó cung cấp. Bởi giữa các phòng xét nghiệm khác nhau sẽ sử dụng khoảng tham chiếu khác nhau, sở dĩ như vậy bởi vì: - Thiết bị phân tích khách nhau: thiết bị xét nghiệm, hóa chất, kỹ thuật phân tích - Điều kiện phân tích khác nhau: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng - Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng khỏe mạnh khác nhau - Quần thể bệnh nhân khác nhau - Cách chuẩn bị và thu thập mẫu khác nhau Một kết quả xét nghiệm bình thường không đồng nghĩa với khỏe mạnh (không bị bệnh): Nếu kết quả xét nghiệm nằm trong khoảng tham chiếu, thì đây là dấu hiệu tốt, nhưng không hoàn toàn chắc chắn không bị bệnh. Nhiều xét nghiệm có khoảng tham chiếu chồng chéo giữa bị bệnh và không bị bệnh, bởi vậy vẫn có khả năng bị bệnh nhưng kết quả xét nghiệm nằm trong dải bình thường, đặc biệt ở giai đoạn đầu của một số bệnh. Một kết quả xét nghiệm bất thường chưa thể khẳng định là bị bệnh: Bởi vì khoảng tham chiếu là một khái niệm thống kê, được xây dựng dựa trên khoảng 95% những người khỏe mạnh, như vậy sẽ có 5% người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có kết quả nằm ngoài khoảng tham chiếu. Những người này không nhất định có bệnh, chỉ là họ khác biệt với số đông. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm bất thường là tín hiệu cảnh báo về khả năng bệnh tật có thể xảy ra, đặc biệt là giá trị nằm xa so với khoảng tham chiếu. Lê Văn Công Tài liệu tham khảo: 1. http://www.clinlabnavigator.com/reference-ranges.html 2. https://labtestsonline.org/articles/laboratory-test-reference-ranges
ĐÔI ĐIỀU QUAN TRỌNG ĐỂ HIỂU HƠN VỀ KHOẢNG THAM CHIẾU (REFERENCE RANGES) content media
2
6
345

Labnotes123

Admin
More actions
bottom of page