Sau khi quan hệ tình dục niệu đạo dễ bị tổn thương, vi khuẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo, di chuyển tới bàng quang, gây viêm bàng quang và thường gọi là “viêm bàng quang tuần trăng mật” (honeymoon cystitis). Phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới do có niệu đạo ngắn hơn.
Bình thường, nước tiểu chứa trong bàng quang là vô trùng, có nồng độ ure cao và pH acid, các điều kiện này giúp ức chế sự phát triển của đa số vi khuẩn. Đồng thời, sự bài tiết nước tiểu theo một chiều cũng góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào bàng quang. Tuy nhiên, có một số loài vi khuẩn có thể phát triển được trong điều kiện nước tiểu có ure cao, pH acid ở bàng quang. Các vi khuẩn đó là trực khuẩn Gram đường ruột (E. coli, Klebsiella, Proteus, Enterobacter, Citrobacter) hoặc cầu khuẩn Gram dương (Staphylococcus saprophyticus, Enterococcus faecalis).
Vi khuẩn lan từ hậu môn sang đường tiết niệu, đi vào niệu đạo và xâm nhập vào trong bàng quang gây viêm.
Kết luận: Việc đi tiểu giúp làm sạch đường tiết niệu ở 2 giới, hạn chế sự xâm nhiễm của vi khuẩn vào đường tiết niệu, gây viêm đường tiết niệu, bàng quang.
Tác giả: Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo: Cẩm nang hóa sinh lâm sàng 2020 - Lê Văn Công