Nếu nghi ngờ đang thiếu sắt hoặc đang dư thừa sắt trong cơ thể thì có thể chỉ định xét nghiệm định lượng ferritin huyết thanh. Xét nghiệm này cho phép đánh giá kho sắt dự trữ trong cơ thể, cung cấp “bức tranh” tổng quát về hàm lượng sắt trong cơ thể.
Ferritin là gì?
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt ở bên trong. Khi cơ thể cần đến sắt để tham gia quá trình chuyển hóa và tổng hợp, sắt sẽ được giải phóng ra từ ferritin. Ferritin tồn tại chủ yếu bên trong tế bào gan và tế bào miễn dịch, chỉ một số ít lưu hành trong máu. Theo Mayo Medical Laboratories, ferritin chứa khoảng 20% tổng lượng sắt của cơ thể. Ferritin ở bên trong tế bào của cơ thể, cho đến khi cơ thể cần sắt để tham gia quá trình tạo hồng cầu. Khi đó, cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu để tế bào giải phóng ferritin ra ngoài. Sau đó, ferritin được gắn với một chất khác, gọi là transferrin. Transferrin là một loại protein gắn với ferritin, để vận chuyển ferritin tới nơi sản xuất hồng cầu. Bạn cứ tưởng tượng transferrin giống như một chiếc taxi chuyên dụng để vận chuyển sắt. Cả sắt và ferritin đều rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu ferritin giảm thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng mau chóng giảm theo.
Mục đích của xét nghiệm ferritin huyết thanh
Xét nghiệm ferritin huyết thanh giúp đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, từ đó có thể biết được nồng độ ferritin trong máu là đủ, thiếu hay dư thừa. Càng nhiều ferritin trong máu, cơ thể càng dự trữ được nhiều sắt hơn.
Khi nào thì bạn cần phải xét nghiệm ferritin huyết thanh?Xét nghiệm ferritin huyết thanh được chỉ định nếu có các triệu chứng của tình trạng giảm ferritin huyết thanh máu sau:
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Chóng mặt
Đau đầu dai dẳng
Suy nhược cơ thể
Ù tai
Cáu gắt
Đau chân
Khó thở
Xét nghiệm ferritin huyết thanh có thể chỉ định khi có các triệu chứng của tình trạng dư thừa ferritin, bao gồm:
Đau bụng
Nhịp tim nhanh hoặc đau ngực
Suy nhược cơ thể
Đau các khớp
Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Nồng độ ferritin tăng lên có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, lách. Xét nghiệm cũng có thể sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể, nhất là theo dõi sự thay đổi nồng độ sắt trong cơ thể, như thiếu hoặc dư thừa sắt trong máu.
Kết quả xét nghiệm như thế nào là bình thường? Kết quả xét nghiệm ferritin huyết thanh sẽ được so sánh với dải giá trị bình thường sau:
Nam giới: 20-500 ng/ml
Nữ giới: 20-200 ng/ml
Nồng độ ferritin huyết thanh thấp trong máu khi nào?Giảm nồng độ ferritin huyết thanh chỉ ra đang thiếu sắt, điều này xảy ra khi chế độ ăn không cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày. Một nguyên nhân khác nữa đó là tình trạng thiếu máu, khi cơ thể sản xuất không đủ hồng cầu để sắt gắn vào. Các nguyên nhân thường gặp khác gây giảm nồng độ ferritin, bao gồm:
Mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt
Rối loạn hấp thu của ruột non
Các trường hợp gây mất máu, chảy máu bên trong cơ thể
Nồng độ ferritin huyết thanh tăng lên trong máu khi nào?Nồng độ ferritin tăng lên trong máu có thể gặp trong một số bệnh, như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis) xảy ra khi cơ thể tích lũy quá nhiều sắt tại các mô trong cơ thể. Các nguyên nhân gây tăng ferritin trong máu khác, bao gồm:
Viêm khớp dạng thấp
Cường giáp
Bệnh lý Still
Tiểu đường tuýp 2
Bệnh bạch cầu
Bệnh u lympho Hodgkin
Nhiễm độc sắt
Những người thường xuyên phải truyền máu
Các bệnh lý viêm gan, như viêm gan C mạn tính
Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome)
Ferritin được xem là một protein phản ứng cấp tính, nghĩa là khi cơ thể bị viêm nó sẽ tăng lên trong máu. Điều này giải thích tại sao trong các bệnh lý về gan, các loại ung thư như u lympho Hodgkin thì nồng độ ferritin lại tăng lên trong máu. Điều này được giải thích là, tế bào gan là nơi dự trữ ferritin, các bệnh lý về gan thường khiến gan bị tổn thương, ferritin bên trong tế bào gan thoát ra ngoài, gây nên tăng ferritin trong máu. Dựa vào sự tăng nồng độ ferritin trong máu, xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán trong các bệnh lý viêm và tình trạng khác của cơ thể.
Theo một nghiên cứu về gan và hệ tiêu hóa đã công bố, các nguyên nhân thường gặp gây tăng ferritin huyết thanh là: béo phì, tình trạng viêm, uống rượu hàng ngày. Một rối loạn di truyền khác có tăng ferritin, đó là bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis). Nếu kết quả xét nghiệm ferritin tăng cao hơn bình thường, có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra chi tiết hơn hàm lượng sắt có trong cơ thể bạn, như:
Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh: đo lượng sắt có trong máu của cơ thể
Xét nghiệm TIBC: đo lượng transferrin có trong máu của cơ thể
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo
2. Những thông tin cần biết về xét nghiệm ferritin huyết thanh - Viện y học ứng dụng Việt Nam
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản: Lê Văn Công Vietinbank: 106006076994 Chi nhánh tỉnh Hải Dương