Xét nghiệm tốc độ máu lắng ESR là một xét nghiệm khá phổ biến, đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện tại các phòng xét nghiệm để theo dõi các bệnh lý nhiễm trùng, viêm nhiễm khuẩn, các bệnh ung thư, bệnh lao,...
Theo khuyến nghị của Hiệp hội tiêu chuẩn hóa lâm sàng huyết học (ICSH) và Ủy ban tiêu chẩn hóa lâm sàng (NCCLS), ESR đo lường bằng phương pháp Westergreen, sử dụng mẫu máu chống đồng bằng EDTA, sau đó pha loãng theo tỷ lệ 1,6 ml máu chống đông EDTA với 0,4 ml dung dịch natricitrat 3,8% (tỷ lệ 1/5). Đọc kết quả tại 1h và 2h sau đó.
Có một điều là EDTA được sử dụng phổ biến hằng ngày cho hầu hết các xét nghiệm huyết học và một số xét nghiệm hóa sinh tại các phòng xét nghiệm. Nếu bây giờ có thể sử dụng trực tiếp EDTA, không pha loãng làm xét nghiệm ESR mà kết quả không khác biệt so với phương pháp truyền thống thì sẽ giảm tải rất nhiều cho phòng xét nghiệm.
Vậy có thể làm được không? Để trả lời cho câu hỏi này và ở trên, tôi xin được phép trích dẫn nghiên cứu của R Maghsoodi và cộng sự, năm 2005 "So sánh kết quả ESR thực hiện trên mẫu EDTA và Citrate", được đăng trên tạp trí Nhi khoa của Iran năm 2005.
Nghiên cứu được tiến hành trên 300 bệnh nhân thuộc các đối tượng: 125 nam và 175 nữ, trong đó có 79 đối tượng bị thiếu máu, được chia vào 2 nhóm tuổi 150 đối tượng dưới 14 tuổi và 150 đối tượng trên 14 tuổi.
Mỗi đối tượng được lấy đồng thời 2 mẫu máu, cho vào 2 chống đông EDTA và Citrate để chống đông. Với các ống chống đông EDTA sẽ được làm thêm xét nghiệm CÔNG THỨC MÁU.
Tiếp theo, tiến hành xét nghiệm ESR theo phương pháp Westergreen, trong 1h và 2 h với cả 2 mẫu EDTA và Citrate trên mỗi đối tượng, trong cùng điều kiện và ghi lại kết quả.
KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: 1. Đối với đối tượng >14 tuổi (Người lớn) và ở những người thiếu máu, có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 mẫu dùng chống đông Citrate và EDTA ở cả 2 thời điểm sau 1h và sau 2h.
2. Nhưng đối với đối tượng trẻ em (<14 tuổi), không có sự khác biệt đáng kể kết quả giữa 2 mấu Citrate và EDTA tại thời điểm sau 1 giờ.
KẾT LUẬN RẰNG: Đối với trẻ em (<14 tuổi) có thể sử dụng mẫu máu chống đông bằng EDTA (không pha loãng) để làm xét nghiệm tốc độ máu lắng (ESR) theo phương pháp Westergreen, đọc kết quả ở 1h. Điều này giúp có thể giảm lượng máu lấy của trẻ em đi một nửa và giảm tải công việc cho phòng xét nghiệm
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo: R Maghsoodi, A Geransar, E Jahanzad, L Ghojezadeh (2005), "A comparative study on the effect of sodium citrate and EDTA in erythrocyte sedimentation rate after one and two hours in children and adults", Iranian Journal of Pediatrics 2005. 15(2):125-131.
👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: https://user35495.pics.ee/A7D2A ------------------------------------------------------------------------------------------ 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123
Thưa Thầy cho em hỏi
Trên cùng 1 tuyp mình vừa có thể làm VS với chạy đông máu được không ạ