Để trả lời cho câu hỏi này, tôi sẽ viện dẫn một nghiên cứu của Mailankot và các cộng sự (Mailankot M, Thomas T, Praveena P, Jacob J, Benjamin JR, Vasudevan DM, et al. Various anticoagulants and fluoride do not affect HbA1C level. Ind J Clin Biochem. 2012;27:209)
Nghiên cứu: Tiến hành thu thập mẫu máu vào các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride trên cùng một mẫu máu, rồi định lượng nồng độ (%) HbA1C trong 7 ngày, với cùng nhiệt độ bào quản 4 độ C.
Kết quả cho thấy: KHÔNG CÓ SỰ THAY ĐỔI ĐÁNG KỂ NỒNG ĐỘ HbA1c ở các ống chống đông EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride khi bảo quản ở 4 độ C trong 7 ngày (xem hình ảnh biểu diễn kết quả bên dưới)

Bảng thể hiện nồng độ HbA1C ở các mẫu có ĐTĐ và không ĐTĐ ở các ống chống đông khác nhau

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn khỏe mạnh không có ĐTĐ ở mẫu 1

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn khỏe mạnh không có ĐTĐ ở mẫu 2

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn khỏe mạnh không có ĐTĐ ở mẫu 3

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn có ĐTĐ ở mẫu 1

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn có ĐTĐ ở mẫu 2

Đường biểu diễn nồng độ HbA1C ở người lớn có ĐTĐ ở mẫu 3
Trả lời: - Lý do sử dụng EDTA: bởi vì hầu hết các Kits xét nghiệm HbA1C đều đòi hỏi phải lấy máu xét nghiệm bằng chống đông EDTA [2] - Có thể thực xét nghiệm HbA1C trên mẫu máu thu thập bằng EDTA, Heparin, Na-citrate, Na-flouride. Và thực hiện càng sớm càng tốt.[1] [2]
Lê Văn Công
Nguồn tham khảo: 1. Various Anticoagulants and Fluoride do not Affect HbA1C Level 2. Effect of Different Anticoagulants on HbA1C Estimation and its Stability
Ủng hộ Labnotes123 để nhóm có kinh phí hoạt động tốt hơn bằng cách đóng góp vào tài khoản: Lê Văn Công Vietinbank: 106006076994 Chi nhánh tỉnh Hải Dương