I - Cần phải hiểu rằng:
- Kim tiêm là một thủ thuật gây đau đớn nhất ở trẻ nhỏ.
- Luôn cần giải thích cho người nhà của trẻ biết được sự cần thiết của thủ thuật định tiến hành và cần được sự đồng ý bằng lời nói.
II - Bước thực hiện
1. Lựa chọn vùng lấy máu
- Quan sát một cách cẩn thận để lựa chọn được vùng tĩnh mạch phù hợp nhất và nhớ rằng ở bệnh nhân nhi, tĩnh mạch tốt nhất có thể không sờ thấy được.
- Mu bàn tay là lựa chọn thích hợp nhất để lấy máu – tĩnh mạch chạy giữa ngón út và ngón áp út thường được sử dụng nhất để lấy máu.
- Các vùng khác có thể lựa chọn để lấy máu nhi gồm: mặt trong khuỷu tay, mu bàn chân, tĩnh mạch ở mắt cá chân.
- Tĩnh mạch ở da đầu chỉ nên được lấy bởi những người có kinh nghiệm.
2. Tiến hành
Bước 1 - Giữ trẻ
- Cần người hỗ trợ, cố định trẻ bằng cách giữ khớp trên và khớp dưới (ảnh 1)
- Nếu sử dụng garo, cần thận trọng bó quá chặt hoặc ép vào động mạch.
- Đối với trẻ sơ sinh, nắm cổ tay và bàn tay trẻ là cách tốt nhất để cố định và garo (ảnh 2).
Ảnh 1: Người trợ giúp cố định trẻ bằng cách giữ khớp trên và khớp dưới khuỷu tay
Ảnh 2: Cố định vùng lấy máu ở trẻ sơ sinh
Bước 2 - Đưa kim vào mạch máu
- Sử dụng cồn 70 để sát khuẩn vùng da đưa kim rồi để khô. Không chạm vào vùng da đó sau khi sát khuẩn
- Đưa kim từ xa đến và dọc theo tĩnh mạch
- Góc đưa kim 10-15 độ
- Đưa kim vào từ từ sâu khoảng 1-2 mm dọc theo tĩnh mạch
- Ở các tĩnh mạch nhỏ có thể không thấy dấu hiệu máu chảy vào đốc kim
- Khi lấy được máu, cố định vùng da đưa kim tiêm vào
Ảnh 3: Đưa kim vào tĩnh mạch
Bước 3- Lấy máu - Sử dụng kim tiêm 24G hoặc 20G, thường dễ dàng hơn để cho máu chảy nhỏ giọt vào ống nghiệm thu máu
Ảnh 4: Dùng kim 20G giúp máu chảy nhỏ giọt vào ống nghiệm dễ dàng
- Đối với cấy máu, lấy máu ở giữa đốc kim, có thể dùng bơm tiêm để hút máu từ đốc kim
Ảnh 5: Dùng bơm tiêm hút máu từ đốc kim
Bước 4 - Sau lấy máu
- Dịt bông khô cho trẻ, có thể dùng băng dính cuốn lại
- Dặn người thân giữ bông cho trẻ trong 3-5 phút, không nên cho trẻ nô đùa, chạy nhảy ngay sau lấy máu.
Ảnh 6: Giữ bông tại vị trí lấy máu
Lê Văn Công
Tham khảo: https://www.rch.org.au/clinicalguide/guideline_index/Intravenous_access_Peripheral/
👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: http://yt3.piee.pw/D3LD5 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123