Nếu bạn đang phải làm việc trong phòng lab, thì việc hiểu về các loại nước khác nhau là rất quan trọng, bạn cần phải biết được độ tinh sạch của từng loại nước để sử dụng cho từng mục đích xét nghiệm cụ thể.
Trong hầu hết các phòng xét nghiệm, có 2 loại nước sau thường được sử dụng:
1. Nước công nghiệp (Industrial Water)
Nước công nghiệp là nước không uống được vì đây là nước chưa lọc và được xem là khá bẩn. Có thể sử dụng loại nước này cho nhiều ứng dụng như cho giặt đồ và cọ rửa bồn cầu. Cũng có thể sử dụng nó để rửa các dụng cụ trong lab nhưng không phải ở lần rửa cuối cùng. Nước này không được sử dụng cho bất kỳ các thí nghiệm khoa học nào.
2. Nước deion (Deionized Water - diH2O)
Đây là nước đã được loại bỏ các ion thông qua một hệ thống lọc. Có thể sử dụng loại nước này cho một vài ứng dụng khoa học như:
- Rửa các đĩa ở lần tráng cuối cùng.
- Pha đệm. Tuy nhiên, bạn nên lọc đệm trước khi sử dụng với màng lọc 0.45 µm hoặc 0.2 µm, đặc biệt là khi muốn bảo quản trong thời gian dài.
3. Các loại nước khác
Có rất nhiều ứng dụng mà nước deion có thể vẫn chưa đủ độ tinh sạch để sử dụng, do đó phải dùng đến các loại nước sau đây:
Nước RO (RO- reverse osmosis)
RO là một quá trình làm sạch nước bằng cách sử dụng thẩm thấu ngược để loại bỏ không chỉ các ion mà còn cả các vi sinh vật và chất hữa cơ. Thẩm thấu là quá trình tự nhiên trong đó nước khuếch tán từ nơi có nồng độ chất tan thấp đến nơi có nồng độ chất tan cao.
RO hoạt động như thế nào?
Để chuyển nước thành nước RO, áp suất sẽ được sử dụng một cách cơ học để vượt qua áp suất thấp thấu, làm đảo ngược sự thẩm thấu để loại bỏ các tạp chất và thực sự làm sạch nước. Nhìn chung, hầu hết các phòng thí nghiệm đều sử dụng hỗn hợp các loại nhựa lọc và nước khử ion để tạo ra nước RO cực kỳ tinh khiết, hoặc họ sử dụng hệ thống giống như Milli-Q.
Nước RO có thể được sử dụng trong các ứng dụng:
- Pha đệm.
- Ứng dụng cho khối phổ.
- Môi trường cho vi khuẩn và nuôi cấy tế bào.
- Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC- High performance liquid chromatography).
- Các kỹ thuật sinh học phân tử nói chung như PCR và tách dòng.
Tuy nhiên, nước RO có thể vẫn chưa phải là loại nước phù hợp nhất để sử dụng, đặc biệt là nếu bạn sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử đặc biệt như qPCR.
Nếu như bạn phải làm việc với DNA hoặc RNA thì điều quan trọng là nước phải không có nucleases. Do đó, bạn có thể cần đặt hàng nước không chứa DNase và/hoặc RNase.
Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng nước Diethylpyrocarbonate hoặc nước DEPC.
Nước DEPC
Việc xử lý DEPC với nước sẽ bất hoạt nuclease. Tuy nhiên việc này không phải là mãi mãi, do đó, nước của bạn vẫn có thể bị nhiễm nuclease sau đó. Do vậy bạn nên cẩn trọng khi sử dụng nước DEPC bởi vì nó khá là may rủi.
Và cuối cùng, một trong các cách để làm tinh sạch nước đó là cất nước.
Nước cất
Đây là loại nước đã được loại bỏ các tạp chất bẩn thông qua quá trình cất nước. Nước này thu được do sự ngưng tụ hơi nước từ nước đã sôi và được làm lạnh. Tuy nhiên, các chất bẩn trong nước mà có nồng độ thấp hoặc có nhiệt độ sôi tương tự như nước thì cũng có thể bị lẫn với nước tinh khiết. Do đó, điều quan trọng là phải có một nguồn nước tinh khiết tốt hơn, đáng tin cậy hơn nước cất.
Hiện vẫn còn nhiều ứng dụng khoa học không được đề cập trong bài báo này. Điều quan trọng nhất là phải phân biệt được các loại nước khác nhau mà bạn đang sử dụng và nước nào có thể chấp nhận cho nghiên cứu của bạn.
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo: Chelsey Kline -
Water your choices? Understanding Types of Water in the Lab
👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: http://yt3.piee.pw/D3LD5 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123