1. Xét nghiệm nào cũng cần phải có chuẩn, chứng để so sánh đối chiếu, từ đó xác định xét nghiệm đang làm trên bệnh nhân có chính xác hay không.
Chứng ở đây là hỗn hợp huyết tương của khoảng 5-10 người, tốt nhất 15 người khỏe mạnh, lấy huyết tương của họ, trộn lại làm chứng. Tại sao lại cần đến 10-15 người, bởi vì với khoảng ấy người thì đảm bảo chắc chắc trong huyết tương chứng có đầy đủ 13 yếu tố đông máu. Vì 1 người khỏe mạnh bình thường, chưa chắc yếu tố đông máu đã có đầy đủ cả LƯỢNG và CHẤT.
Sau khi có hỗn hợp huyết tương chứng, nhà sản xuất sẽ dùng hóa chất của họ đo hỗn hợp này để tính ra THỜI GIAN CỦA NGƯỜI BÌNH THƯỜNG. Thời gian này được cài vào trong máy, khi làm các xét nghiệm PT, APTT, TT thì lấy kết quả bệnh nhân chia cho thời gian CHỨNG sẽ có kết quả BỆNH/CHỨNG.
2. Xét nghiệm PT hay Prothrombin time, còn có tên gọi khác là Quick time.
Thành phần hóa chất trong xét nghiệm chủ yếu là thromboplastin và CaCl2. Chất này là có ở nhiều động vật, nhiều cơ quan khác nhau, nguồn gốc phong phú, ví dụ phổi lợn, não thỏ hay tim bò, đa số là các tổ chức của cơ thể đều có. Đặc biệt là, ở mỗi nguồn gốc khác nhau, thì HOẠT ĐỘ hay KHẢ NĂNG HOẠT HÓA lại khác nhau, không giống nhau giữa các vị trí, không giống nhau giữa các loài.
Vì vậy, cần phải CHUẨN HÓA hóa chất này, nếu không thì kết quả sẽ rất sai khác giữa các nhà sản xuất. Chính vì vậy, chỉ số ISI được ra đời và do nhà sản xuất cung cấp, họ sẽ cài luôn vào máy. Khi ISI ra đời, thì tỷ lệ PT bệnh/Chứng sẽ tuân theo ISI, từ đó chỉ số INR ra đời. Các xét nghiệm APTT, PT không có chỉ đơn thuần là bệnh/chứng.
3. Tiếp theo, tại sao PT lại có tỷ lệ %PT. Thì xét nghiệm PT ngoài được biểu thị dạng INR, còn biểu thị dạng "giây" và dạng "%".
%PT ở đây là % độ hoạt động của prothrombin, và nó có mối liên quan tới thời gian đông máu hay thời gian PT của bệnh nhân.
Ban đầu, người ta cũng lấy hỗn hợp huyết tương người khỏe mạnh làm chứng, và coi độ hoạt động của họ là 100%. Tiếp theo, người ta pha loãng huyết tương này ra các tỷ lệ % khác nhau như 35%, 40%,.... rồi lấy huyết tương sau pha loãng đo PT time. Kết quả là, ứng với mỗi % họ có 1 thời gian PT riêng. Và họ tạo thành 1 BẢNG TRA CỨU. Bảng này có bản giấy, nhưng được cài luôn vào trong máy.
Sau này, kết quả của bệnh nhân ví dụ ra 13s, máy sẽ xem nó ứng với bao nhiêu %PT, hoạt độ prothrombin.
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo:
1. https://www.researchgate.net/…/Relationship-of-percentage-a…
2. http://www.coaguchek.com/…/medica…/prothrombin_time_INR.html
3. GS.Đỗ Trung Phấn - Kỹ thuật xét nghiệm huyết học truyền máu ứng dụng trong lâm sàng
4. GS. Nguyễn Anh Trí - Đông máu ứng dụng trong lâm sàng
👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: https://user35495.pics.ee/A7D2A ------------------------------------------------------------------------------------------ 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123