Thuật ngữ "phản ứng bạch cầu" được dùng để mô tả trường hợp trong máu ngoại vi, sau khi nhuộm, xuất hiện nhiều tế bào bạch cầu non, có vẻ giống như tiêu máu ngoại vi của bệnh Leukemia (bệnh bạch cầu).
Khi thực hiện xét nghiệm tổng phân tích máu trong trường hợp PHẢN ỨNG BẠCH CẦU, số lượng Neutrophils có thể lên tới 50 G/L, với phần lớn là các tế bào bạch cầu non chưa trưởng thành, chủ yếu là các tủy bào và thường xuất hiện trong hội chứng độc bạch cầu chuyển trái (toxic left-shift syndromes).
Sự xuất hiện các bạch cầu non ở máu ngoại vi khiến ta định hướng tới bệnh lý Leukemia (ung thư bạch cầu). Vì vậy cần hết sức thận trọng và phải phân biệt được giữa TĂNG SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU BẤT THƯỜNG (bệnh Leukemia) và TĂNG SINH QUÁ MỨC CÁC BẠCH CẦU HẠT LÀNH TÍNH (phản ứng bạch cầu).
Khi đó cần thực hiện xét nghiệm phân biệt LAP (Leukocyte alkaline phosphatase): - Nếu LAP tăng, đó là phản ứng bạch cầu - Nếu LAP giảm, đó là ung thư bạch cầu dòng tủy (myelocytic leukemia)
Hình ảnh dưới đây là tiêu bản máu ngoại vi trong Phản ứng bạch cầu, tiêu bản có các tế bào bạch cầu non, tủy bào và hậu tủy bào trung tính.

Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo: https://www.labce.com/spg48920_leukemoid_reaction.aspx

👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: https://user35495.pics.ee/A7D2A ------------------------------------------------------------------------------------------ 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123 #giaithichxetnghiem #Labnotes_Talk