Chắc chúng ta đều biết đến ống nghiệm nắp màu xanh lá cây chứa Natri Citrat dùng trong các xét nghiệm đông máu. Nhưng có thể một số bạn chưa rõ về cơ chế chống đông của nó là gì? Hiện nay, đa số thường sử dụng Natri Citrat 3.8%, vậy bạn có biết Hiệp hội tiêu chuẩn Huyết học quốc tế (ICSH) khuyên nên sử dụng nồng độ nào không? Đó là 2 lý do chúng tôi thực hiện bài viết này. Mở rộng kiến thức của mình bằng cách đọc bài viết này của Labnotes 123 đi thôi nào!
Cơ chế chống đông: Natricitrat tạo phức có hồi phục với Ca++, làm giảm Ca++ trong máu bằng cách làm tủa nó thành dạng bất hoạt. Ca++ là yếu tố cần thiết cho sự hoạt hóa của yếu tố đông máu như: VII, X, V, II khiến các yếu tố này không được hoạt hóa, nên không khởi động được quá trình đông máu. Sodium citrat (Natri Citrat) thường tối ưu dùng làm chất chống đông máu cho các xét nghiệm khảo sát quá trình đông máu bởi vì nó tạo phức "nhẹ" với Ca++.
Trong truyền máu: Máu dự trữ truyền cho bệnh nhân thường sử dụng chống đông Natri Citrat tỷ lệ 3-4 gam/0.5ml máu . Khi vào cơ thể nồng độ đó bị pha loãng nên không gây chảy máu , nhưng có thể gây độc Natri Citrat nếu truyền máu dự trữ nhiều lần.
Trong xét nghiệm: Natri Citrat (ống xanh lá cây) phù hợp cho các xét nghiệm khảo sát quá trình đông máu, vì nó chỉ ức chế tạm thời quá trình đông máu, khi phục hồi Ca++, quá trình lại diễn ra bình thường.
Bạn cần biết về Natri citrat 3.2%: Sodium citrat nồng độ 3.2% đã được thông qua như là nồng độ thích hợp sử dụng cho các xét nghiệm đông máu do HỘI ĐỒNG QUỐC TẾ HOÁ VỀ TIÊU CHUẨN HUYẾT HỌC (ICSH - International Council for Standardization in Haematology) và HIỆP HỘI QUỐC TẾ VỀ CHỨNG HUYẾT KHỐI VÀ CẦM MÁU (International Society for Thrombosis and Hemostasis) công nhận. Đồng thời Trường College of American Pathologists (CAP)-một trường nghiên cứu về bệnh học cũng khuyến cáo sử dụng Sodium citrat 3.2%.
Với Natri Citrat 3.8%: Một tỷ lệ chính xác của 1 phần chất chống đông/ 9 phần máu toàn phần trong ống máu (tube) là rất quan trọng. Bởi vì lượng dư chất chống đông sẽ gây pha loãng máu, làm thay đổi, sai lệch kết quả. Sodium citrat 3.8% cũng có thể gây sai lệch kết quả hay kéo dài thời gian đông máu với các xét nghiệm phụ thuộc Ca++ (PT, APTT) trong trường hợp: Đổ máu không đủ hay hơi thiếu vào ống máu (tube) và mẫu máu có hematocrit cao. Natri Citrat chỉ phù hợp với xét nghiệm đông máu và xét nghiệm đo tốc độ máu lắng, bởi vì sự pha loãng là không thể chấp nhận được với đa số các xét nghiệm huyết học, hóa sinh.
Lê Văn Công
Tài liệu tham khảo 1. Clinical Hematology 2012 2. Cẩm nang huyết học đông máu - Lê Văn Công 3. Đông máu ứng dụng trong lâm sàng - GS. Nguyễn Anh Trí
👉👉 Để xem được các video và bài viết mới nhất của chúng tôi, hãy đăng ký kênh theo địa chỉ: https://user35495.pics.ee/A7D2A ------------------------------------------------------------------------------------------ 🎬 Youtube: https://www.youtube.com/labnotes123/?sub_confirmation=1 📡Địa chỉ webbsite: https://labnotes123.wixsite.com/medical 🖱Địa chỉ fanpage: https://www.facebook.com/Labnotes123/ 📕Hiệu sách: https://www.facebook.com/Labnotes123/shop/ #labnotes123